0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Kinh nghiệm chăm sóc cây ăn trái trong mùa khô

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 3 năm trước 295 lượt xem

Hiện nay các tỉnh phía nam đã bước vào mùa khô, đây là mùa đòi hỏi người làm vườn phải có những biện pháp chăm sóc hợp lý để đảm bảo sự phát triển của cây.

    Kinh nghiệm chăm sóc cây ăn trái trong mùa khô

    Hiện nay các tỉnh phía nam đã bước vào mùa khô, đây là mùa đòi hỏi người làm vườn phải có những biện pháp chăm sóc hợp lý để đảm bảo sự phát triển của cây.

    Dưới đây là một số việc cần làm để giúp cây trồng phát triển tốt trong mùa khô hạn.

    1. Giữ ẩm cho đất trong mùa khô

    Mùa khô hay mùa hạn thường xảy ra tình trạng thiếu nước trầm trọng, cây trồng thiếu nước sẽ phát triển kém, héo úa và có thể chết khô. Do đó, cần phải đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho cây trong suốt mùa.

    Để đủ nước cho cây, cần phải giữ ẩm cho đất. Có 2 việc cần làm để giữ ẩm cho đất:

    Thứ nhất: Cải thiện kết cấu đất

    Để đất có thể giữ được 1 lượng nước nhất định bên trong, đất cần phải có một kết cấu tơi xốp, thông thoáng, giàu mùn hữu cơ. Phải như là một miếng bọt biển hút và giữ nước lại bên trong. Bởi nếu đất có kết cấu nén chặt, nhiều sét, chai cứng, thiếu hữu cơ thì lượng nước tưới vào sẽ chỉ thấm được một lượng rất nhỏ, còn lại sẽ chảy tràn trên bề mặt và bốc hơi.

    Để cải thiện kết cấu đất, người làm vườn cần thực hiện các biện pháp như: Tăng cường bón các loại phân hữu cơ cho đất như phân chuồng, phân xanh, phân trùn,… và các chất hữu cơ khác.

    Trồng các loại cỏ, cây họ đậu, cây bụi trong vườn để lấy sinh khối hữu cơ, làm phân ủ.

    Thứ 2: Che phủ đất

    Che phủ đất là một biện pháp bắt buộc để giúp cây trồng vượt qua mùa khô hạn. Việc che phủ đất sẽ giúp hạn chế nước trong đất bốc hơi nhanh dưới ánh mặt trời. Cũng như giúp nước mưa, nước tưới thấm sâu vào đất, tránh chảy tràn trên mặt gây lãng phí nước.

    Có 2 cách che phủ đất là che phủ bằng thảm thực vật xanh và che phủ bằng tàn dư cây trồng.

    Đối với các vườn trồng cây lâu năm thì che phủ bằng thảm thực vật là cách làm hiệu quả nhất. Bởi, ngoài việc giúp đất duy trì độ ẩm, hạn chế thoát hơi nước thì rễ cây cỏ còn giúp cải thiện cấu trúc đất.

    Một số loại cây cỏ nên giữ và trồng trong vườn để che phủ đất như: Cỏ bản địa, cỏ xuyến chi, cỏ vetiver, các loại cây cỏ họ đậu,…

    Hoặc nhà vườn có thể sử dụng rơm rạ, bèo, lá khô hay tàn dư cây hoa màu vụ trước,… để phủ xung quanh gốc.

    2. Bón phân và cắt tỉa cành trong mùa khô

    Bón phân

    Mùa khô là thời điểm các loại cây ăn trái tích lũy dinh dưỡng để ra hoa kết trái. Do đó cây đòi hỏi một lượng nước và dinh dưỡng đủ cho cây sử dụng.

    Để cung cấp dinh dưỡng cho cây, người làm vườn nên bón các loại phân hữu cơ, phân vi sinh. Lưu ý, phân hữu cơ như phân chuồng nên được ủ hoai với nấm Trichoderma; Không bón những loại phân chứa nhiều đạm.

    Bên cạnh đó, có thể phun thêm các loại phân bón lá dạng amino để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây mà không cần trải qua quá trình chuyển hóa.

    Đối với những vùng đất nhiễm mặn vào mùa khô có thể phun phân bón lá có chứa Kali, Canxi, Magiê,… giúp cây tăng đề kháng, tăng khả năng chịu hạn, chống chọi với nhiễm mặn, cứng cây, không đổ ngã.

    Đối với vườn cây đang đậu quả non hoặc quả đang trong giai đoạn phát triển nên phun phân bón lá có chứa Ca, Cu, B, Zn để tránh hiện tượng nứt quả.

    Cắt tỉa

    Trong giai đoạn này, việc cắt tỉa cành sẽ giảm thoát hơi nước qua lá và nhu cầu cần nước của cây; Cũng như giúp cây thông thoáng, tăng khả năng quang hợp. Nhà vườn nên cắt tỉa những cành vô hiệu, cành bên trong tán, cành ốm yếu, bị sâu bệnh.

    Lưu ý: Nên cắt tỉa sớm, tránh tỉa cành vào những ngày nắng nóng.

    3. Phòng trừ sâu bệnh trong mùa khô

    Với các vườn cây ăn trái, trong mùa khô sẽ xuất hiện một số loại sâu bệnh hại phổ biến như bọ xít muỗi, bọ trĩ, nhện đỏ, rầy, rệp sáp, sâu vẽ bùa, sâu đục trái,… và các bệnh do nấm xuất phát từ vết chích của côn trùng.

    Để phòng trừ bệnh cho các loại cây ăn trái trong mùa nắng, người làm vườn cần:

    • Thường xuyên thăm kiểm tra vườn để phát hiện sâu bệnh kịp thời.
    • Chủ động phun phòng sâu, côn trùng định kỳ bằng các biện pháp sinh học.
    • Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch trong vườn như kiến vàng, ong, bọ rùa, bọ ngựa,…

    Ngoài ra, nhà vườn cần đề phòng những cơn mưa trái mùa trong thời gian này.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận