0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Bài học Bón phân và Bảo tồn đất

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 3 năm trước 292 lượt xem

Bón phân và bảo tồn đất là những nhiệm vụ quan trọng nhất trong nông nghiệp. Làm thế nào để duy trì hoặc khôi phục độ phì của đất nhằm duy trì năng suất cao là điều mọi nông dân có tâm huyết đều quan tâm.

    Bài học Bón phân và Bảo tồn đất

    Bón phân và bảo tồn đất là những nhiệm vụ quan trọng nhất trong nông nghiệp. Làm thế nào để duy trì hoặc khôi phục độ phì của đất nhằm duy trì năng suất cao là điều mọi nông dân có tâm huyết đều quan tâm.

    Như chúng ta đã biết, đất tốt không chỉ giàu các chất dinh dưỡng cơ bản như đạm, kali và phốt pho mà còn có kết cấu vật lý tốt và tính hoạt động bề mặt sinh học cao. Khi các phẩm chất lý, hóa và sinh học của đất được cân bằng tốt, chúng ta coi đó là đất tối ưu.

    Nhiều nông dân rất quan tâm đến việc cung cấp các chất dinh dưỡng hoặc tăng độ phì cho đất mà ít người để ý đến vấn đề bảo vệ thông qua bảo tồn đất. Các chất dinh dưỡng có liên quan đến phẩm chất hóa học của đất, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng vật lý và sinh học. Đây là lý do chính giải thích tại sao xói mòn lại trở thành một vấn đề trong đất nông nghiệp. Nếu chúng ta nghĩ về điều này, chúng ta sẽ nhận ra việc bón phân và bảo tồn đất thực sự quan trọng như thế nào.

    1. Nguyên lý bón phân và bảo tồn đất

    Có thể tìm mô hình bón phân và bảo tồn đất lý tưởng thông qua rừng tự nhiên.

    1.1 Thường xuyên cung cấp các chất hữu cơ

    Thêm và trả lại các chất hữu cơ cho đất là điều thiết yếu. Chỉ có các chất hữu cơ mới đem lại các yếu tố cần thiết (chất dinh dưỡng) để trồng cây và cải thiện các tính chất lý, hóa và sinh học của đất. Lượng mùn của đất giảm qua sự khoáng hóa, do đó việc cung cấp lượng mùn bị mất mỗi năm là điều phải làm để giữ độ phì và phẩm chất của đất. Xấp xỉ mỗi năm cần 8 tấn/acre (khoảng 4000m2) trên một chất hữu cơ cho mục đích này. 

    Để cải tạo đất nhanh chóng hoặc phục hồi đất bị xấu đi về mặt hóa học, cần thêm gấp đôi lượng chất này là 16 tấn/acre. Có thể bón thêm chất hữu cơ bằng nhiều cách khác nhau (phủ, phân xanh, phân trộn,… vv…). Nếu đất được cung cấp đủ chất hữu cơ, cây sẽ không bị thiếu chất dinh dưỡng. Sẽ là một điều lý tưởng nếu để đủ các chất hữu cơ trong nông trang.

    1.2 Phủ đất

    Bề mặt của đất luôn cần được bao phủ bởi thảm thực vật hoặc các chất hữu cơ. Đất trống dễ bị mưa, gió, ánh nắng mặt trời tác động – các tác nhân chính dẫn đến thoái hóa kết cấu đất và xói mòn đất.

    1.3 Tránh trộn các chất hữu cơ thô vào đất

    Cần tránh trộn các chất hữu cơ thô (không phân hủy tốt) với đất vì giai đoạn đầu của quá trình phân hủy sẽ gây ra nhiều vấn đề, bao gồm:

    1. Sự hấp thụ không khí trong đất gây nên sự thiếu oxy- vốn rất quan trọng cho rễ cây
    2. Sinh ra khí metan rất độc hại cho rễ cây
    3. Tăng axit (hữu cơ) trong đất
    4. Làm rối loạn cân bằng vi sinh vật do tăng nấm độc hại và tạo ra tỷ lệ B/F thấp

    Tất cả các vấn đề này đều có hại cho đất và tạo ra dịch bệnh. Chỉ nên để các chất hữu cơ thô trên bề mặt của đất như là lớp phủ. Trong trường hợp cần trộn chất hữu cơ với đất (như phân xanh), cần có đủ thời gian cho phân hủy hoàn toàn trước khi trồng trọt.

    1.4 Trồng cây và cỏ dọc đường ranh giới

    Khu vực ranh giới của nông trang cần được bao phủ bởi thảm thực vật bằng việc trồng cây lâu năm và cỏ. Mục đích chính là bảo vệ đất khỏi bị mưa làm xói mòn và kiểm tra rửa trôi đất mặt. Ngoài ra, khu vực này về sau trở thành một nguồn phân hữu cơ, cỏ khô, nhiên liệu, thực phẩm (hoa quả), gỗ,…v.v… và đồng thời có tác dụng chắn gió.

    1.5 Không sử dụng các chất hóa học nông nghiệp

    Các chất hóa học nông nghiệp có thể minh chứng nhanh cho việc cung cấp các chất dinh dưỡng (N.P.K) và diệt sâu bệnh nhưng cũng cần tránh sử dụng bởi chúng tạo ra sự mất cân bằng hệ sinh thái của đất. Tính axit trong phân bón hóa học sẽ phá hủy hoạt tính của vi sinh vật và chất độc của thuốc trừ sâu hóa học giết chết chúng. Cả hai chất này đều gây nên sự mất cân bằng sinh thái và vấn đề dịch bệnh.

    Hơn nữa, sự cân bằng dinh dưỡng của cây còn bị rối loạn do việc cung cấp quá ít chất dinh dưỡng dẫn đến dễ bị bệnh và sâu hại tấn công. Nông dân thường cho rằng sử dụng cả phân bón hóa học và hữu cơ sẽ giúp cây trồng phát triển tốt hơn. Thực ra việc này sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề dịch bệnh gây nên từ sự mất cân bằng vi sinh vật trong đất và các chất dinh dưỡng trong cây trồng.

    2. Phủ và ít canh tác

    Phủ liên quan đến việc bồi lên bề mặt đất các loại chất hữu cơ khác nhau như hạt giống, cỏ, lá rụng, rơm…v.v…Lớp phủ có chức năng vừa bảo tồn vừa tạo độ phì. Có thể ít phải canh tác nếu có đủ lớp phủ cho đất.

    2.1. Ưu điểm

    Bảo vệ đất

    Nhiệt độ mặt trời và mưa không thể tác động trực tiếp đến đất vì có lớp phủ trên mặt. Nguyên nhân chính của xói mòn ở Bangladesh là đất nông nghiệp trống và mưa nhiều vào mùa mưa. Đôi khi cày xới cũng là nguyên nhân gây xói mòn đất. Vì vậy, phủ với ít canh tác là một phương thức bảo vệ đất rất phù hợp và hiệu quả cho quốc gia này.

    Lượng mưa 61mm trên đất không canh tác bởi Vadana Shiva

    Cải thiện kết cấu vật lý của đất

    Do bề mặt đất được bao phủ, đất không bị tác động bởi mưa và không bị rắn lại dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp. Lớp phủ phát triển kết cấu tơi xốp trên mặt đất, từ đó làm tăng khả năng giữ nước và độ ẩm tối đa. Vào mùa khô, lớp phủ ngăn ngừa sự bốc hơi và giữ độ ẩm. Nếu đất luôn được bao phủ bởi lớp phủ dày (khoảng 2 inch hoặc 5cm), việc cày xới là không cần thiết.

    Sự bốc hơi

    Tạo độ phì dần dần

    Lớp phủ cuối cùng cũng phân hủy và biến mất. Trong quá trình phân hủy nó sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho đất. Độ phì của lớp phủ là:

    • Cân bằng và làm giàu các nguyên tố vi lượng
    • Phân hủy chậm và chắc chắn
    • Ít lãng phí do quá trình phân hủy diễn ra trên mặt đất nơi cần các chất dinh dưỡng

    Khống chế cỏ dại

    Làm cỏ là một nhiệm vụ chính trong nông nghiệp. Vì lớp phủ giúp giảm cỏ dại trên mặt đất nên việc phủ liên tục là một biện pháp khống chế cỏ dại rất tốt. Ở nông trang Proshika, lớp phủ dày hơn 2 inch (5cm) đã khống chế được gần 90% cỏ dại.

    Giảm bớt và lao động đơn giản

    Phủ đất là một phương pháp rất dễ làm vì chỉ cần đặt nguyên liệu phủ (như cỏ) trên mặt đất. Ngoài ra, do phủ đất làm giảm nhu cầu canh tác nên nhân công xới đất cũng giảm.

    2.2. Nhược điểm

    Nấm hại

    Vào mùa mưa, phủ đất đôi khi cũng gây hại cho cây trồng. Tuy nhiên, có thể giảm thiểu điều này bằng cách lựa chọn nguyên liệu như loại cỏ có tỷ lệ C/N cao và phơi khô cỏ trước khi sử dụng. Phủ liên tục cũng có thể giảm hẳn nấm mốc vì nó giúp cân bằng vi sinh vật trên bề mặt đất, từ đó khống chế được sự phát sinh nấm có hại. Người ta khuyên nên bắt đầu phủ đất vào mùa khô và tiếp tục vào mùa mưa. Tại mô hình nông trang Proshika, phủ đất đã được tiến hành trong gần 3 năm và cho đến nay chưa bị dịch bệnh.

    Cản trở việc gieo hạt giống

    Phủ đất đôi khi cũng cản trở việc gieo hạt giống. Lớp phủ mỏng sau khi gieo thì không vấn đề gì nhưng lớp phủ dày trước khi gieo có thể gây khó khăn cho nảy mầm. Có thể giảm thiểu việc này bằng cách khống chế độ dày của lớp phủ và thời gian gieo hạt. Việc trồng cây con không bị ảnh hưởng.

    2.3. Nguyên liệu phủ

    Có thể sử dụng bất cứ chất hữu cơ nào như lá cây, cỏ, phần cây bỏ đi, mùn cưa v.v… để làm nguyên liệu phủ. Cỏ dại, cỏ chanh, lá dừa, rơm rạ, bèo Nhật, lá của các loại cây đa năng (Ipil Ipil, Grilicida, Flamengia v.v…) và phân ủ đã được dùng ở nông trang Proshika.

    Khi lựa chọn nguyên liệu phủ, cần phải xét đến các yêu cầu cụ thể và đặc điểm của nguyên liệu. Người ta cho rằng, nếu muốn bảo vệ đất và tránh sự xâm nhập của nấm độc hại vào mùa mưa thì nên sử dụng nguyên liệu có tỷ lệ C/N cao (hàm lượng cacbon cao) (hơn 60 độ, ví dụ như rơm rạ, cỏ chanh, lá dừa v,v…). Có thể duy trì những nguyên liệu này trong một thời gian dài mà không bị nấm độc dễ dàng xâm hại.

    Nếu muốn là cho đất màu mỡ, nên dùng nguyên liệu có tỷ lệ C/N thấp (hàm lượng nitơ cao) (như cây họ đậu, phần bỏ đi của loại cây này, lá cây họ đậu, phân trộn v.v…)

    2.4. Phủ sống

    Phủ sống là trồng một loại cây họ đậu thấp, có khả năng lan rộng để không phải phủ nhiều nguyên liệu trên mặt đất. Ưu điểm là:

    1) Không phải lựa chọn nhiều nguyên liệu phủ 
    2) Bảo vệ đất rất hiệu quả và dài lâu
    3) Cây họ đậu có thể cung cấp đạm cho cây trồng chính.

    Ở vùng ôn đới, người ta thường sử dụng cỏ ba lá làm nguyên liệu phủ chính (Fukuoka dùng cỏ tranh để phủ trên các cánh đồng và vườn cây ăn quả). Ở Bangladesh, Khesari (cây họ đậu) có thể được dùng làm lớp phủ sống cùng với một vài cây cao hơn (như cây cà) vào mùa đông.

    2.5. Cây che phủ

    Cây che phủ là một loại lớp phủ sống. Nó che phủ đất và thảm thực vật vào mùa hè khô nóng khi đất bị bỏ hoang. Ưu điểm là :

    1. Ngăn ngừa sự bốc hơi nước làm giảm độ ẩm
    2. Sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất sinh khối (một nguồn phân bón)
    3. Khống chế cỏ dại

    Đặc điểm thuận lợi của cây che phủ là:

    1) Cây họ đậu
    2) Lan rộng (bao phủ trên diện tích lớn)
    3) Chống nóng tốt

    Cây đậu ván (Dolichos lablab) là một loại cây che phủ có tác dụng cao vào mùa hè (tháng 3- tháng 5) ở Bangladesh. Đậu mèo cũng có khả năng che phủ rất tốt dù không phổ biến ở nước này (hạt cây này có sẵn trong nông trang Proshika).

    3. Phân xanh

    Xử lý phân xanh là việc trồng các loại cây phân xanh (cây họ đậu và các cây khác) từ một đến hai tháng và trả lại sinh khối cho đất làm phân hữu cơ.

    3.1. Ưu điểm

    Cung cấp chất hữu cơ

    Tại sao nhiều nông dân không thể cung cấp đủ chất hữu cơ cho đất? Nguyên nhân chính là thiếu chất hữu cơ. Lượng chất hữu cơ cần thiết cho mỗi acre là khoảng 8-10 tấn mỗi năm nhưng thường không có sẵn từ bên ngoài và việc thu nhặt nó khá mệt mỏi. Phân xanh là một biện pháp rất hiệu quả, cung cấp lượng chất hữu cơ cần thiết cho đất mà không phải thu nhặt từ bên ngoài.

    Cải thiện chất lượng đất

    Phân xanh cung cấp ngay lập tức nhiều chất hữu cơ cho đất mà các phương pháp khác không dễ có. Vì thế nó cải thiện ngay chất lượng đất. Thứ nhất, cấu trúc đất được cải thiện khiến đất trở nên tơi xốp và tăng khả năng dẫn, giữ nước. Thứ hai, nhờ cây họ đậu mà lượng nitơ sẵn trong đất cũng tăng, các phẩm chất hóa học khác cũng được cải thiện. Ba là, tăng số lượng và hoạt động của các vi sinh vật, từ đó làm giảm lượng giun tròn (do tăng lượng tảo).

    Giảm nhân công và chi phí

    Làm phân xanh chỉ cần nhân công gieo hạt, còn việc cày xới và cắt tỉa để sau.

    Mỗi acre cần 20-30kg hạt (chẳng hạn Dhaincha) với chi phí khoảng 200-300tk (tiền Bangladesh).

    3.2. Nhược điểm

    Tốn thời gian

    Mặc dù trồng cây phân xanh có nhiều ưu điểm, nông dân cũng không mấy ưa chuộng. Lý do chính là thời gian sản xuất (cây phát triển từ 1.5- 2 tháng và chờ 2 tháng phân hủy.) Trong thời gian này, không thể sử dụng đất để trồng cây khác, vì thế cần có mô hình canh tác trong thời gian trồng cây phân xanh. Biện pháp rút ngắn thời gian là dùng lớp phủ phân xanh. Vì cây chưa lẫn lộn được cắt ngay và để lại trên mặt đất nên có thể giảm được thời gian phân hủy từ 2-3 tuần.

    Nguy hại

    Nếu không đủ thời gian cho cây phân hủy sau khi trộn với đất, nó sẽ gây ra khí độc hại và cây trồng không thể sinh trưởng tốt. Các cây ăn lá và ăn quả đặc biệt mẫn cảm với loại khí này, còn ngũ cốc thì ít hơn (theo kinh nghiệm). Có chút khó khăn là không hiểu sự phân hủy có hoàn toàn không vì thời gian thích hợp còn phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm của đất, các loại cây trồng v.v… Nhiệt độ cao và độ ẩm tối ưu làm giảm thời gian. Nông dân cần quyết định thời gian theo kinh nghiệm của mình nhưng vẫn phải đủ 2-3 tuần.

    3.3. Cây phân xanh

    Các đặc điểm thích hợp của một cây phân xanh bao gồm :

    1) Sinh trưởng nhanh giúp đạt được một lượng sinh khối lớn trong một thời gian ngắn.
    2) Cây họ đậu có thể cố định nitơ (N) từ không khí vào đất bằng các vi khuẩn cố định N trong rễ.

    Lượng Nitơ cố định theo các cây họ đậu khác nhau

    3.4. Lớp phủ phân xanh

    Đây là sự biến đổi phân xanh. Sự khác nhau là ở chỗ cây được cắt dùng làm phân và đè lên mặt đất làm lớp phủ. Ưu điểm là :

    1) Giảm thời gian phân hủy
    2) Bảo vệ đất
    3) Giảm nhân công cày xới

    Súp lơ và bắp cải đã được cung cấp Mashikalai (đậu đen) là một nguyên liệu phủ xanh tại nông trang Proshika vào những năm 89-91. Kết quả thu được rất khả quan.

    4. Trộn phân (compost)

    Trộn phân là cách làm phổ biến nhất để cải thiện độ phì nhiêu của đất. Việc xử lý bao gồm trộn nguyên liệu hữu cơ khác nhau (C/N cao và thấp, chất ẩm và khô, phân, cỏ, đất v.v…) giúp phân hủy và sau khi phân hủy hoàn toàn thì dùng làm phân hữu cơ. Mục đích chính của trộn phân là biến đổi chất hữu cơ thô thành mùn – một chất rất quan trọng với đất và không gây hại cho cây.

    4.1. Ưu điểm

    Tác dụng nhanh

    So với lớp phủ và phân xanh, phân trộn bắt đầu có tác dụng rất nhanh trong khoảng 10 ngày. Trong quá trình xử lý, nguyên liệu hữu cơ trong phân ủ bị phân hủy từ 2-3 tháng và ở dạng (mùn và các chất dinh dưỡng) phù hợp với cây.

    Phân sạch

    Phân trộn tốt là loại phân sạch và làm cho đất cũng sạch. Một trong những lợi ích chính của phương pháp này là tránh trộn chất hữu cơ thô với đất vì chất hữu cơ được phân hủy hoàn toàn ngay từ đầu. Nguyên liệu thô dễ gây hại cho cây trồng và là nguyên nhân gây ra dịch bệnh (Chương 5.1).

    Sử dụng nguồn tài nguyên địa phương sẵn có

    Có thể sử dụng bất cứ chất hữu cơ nào để trộn phân. Chất thải thậm chí cũng dùng được dù không có tác động trực tiếp tới đất. Phương pháp này cũng khuyến khích việc sử dụng các tài nguyên địa phương sẵn có như Kochuripana (bèo Nhật Bản) có rất nhiều ở Bangladesh. Hầu như nông dân cho rằng Kochuripana không hề có ích và họ bỏ công sức ra để dọn chúng (đôi khi còn đốt) khỏi đất. Nếu họ biết Kochuripana rất giàu chất khoáng và là nguyên liệu tốt để làm phân ủ, cũng như nhận ra ưu điểm của phân ủ, họ sẽ đua nhau sử dụng loại bèo này.

    4.2. Nhược điểm

    Cần nhiều chất hữu cơ

    Hàng năm cần khoảng 8 tấn hoặc 8000 kg chất hữu cơ cần thiết cho mỗi acre.

    Nếu một người nông dân cần cung cấp lượng chất hữu cơ chỉ qua phân trộn thì cần rất nhiều chất hữu cơ. Điều này gần như là không thể đối với hầu hết nông dân ở Bangladesh vì chất hữu cơ (như phân bò, cây cỏ bỏ đi) cũng cần để làm nguyên liệu và các mục đích khác. Để giải quyết vấn đề này cần tìm các nguồn nguyên liệu thay thế (như cây trồng nhiều mục đích) và áp dụng các phương pháp tạo độ phì nhiêu khác (phân xanh, lớp phủ) cùng với phân trộn.

    Mất chất dinh dưỡng

    Trong quá trình xử lý, chất dinh dưỡng có thể mất đi do tác động của nhiệt mặt trời, mưa và gió. Để kiểm tra sự mất mát này cần chú ý các yếu tố sau:

    1) Chọn địa điểm (dưới tán cây, làm mái).
    2) Xử lý hợp lý bao gồm thời gian, đảo phù hợp và hoàn thành trong vòng 3 tháng.

    Cần cù

    Quá trình xử lý phân trộn khá vất vả từ khâu thu nguyên liệu, trộn phân, đảo hố phân và đem phân ra đồng. Vì thế nên dùng phần lớn chất hữu cơ làm lớp phủ và nguyên liệu không thích hợp làm phân trộn.

    4.3. Quy trình trộn phân

    Dưới đây là một vài điểm quan trọng để làm phân trộn tốt:

    Trộn chất khô và chất tươi với đất

    Cần trộn chất khô và chất tươi với đất để cung cấp vi sinh vật hỗ trợ phân hủy tốt. Vi khuẩn ưa khí chủ yếu thực hiện phân hủy nếu có đủ nước và không khí. Tỷ lệ nguyên liệu thích hợp là 6 (chất khô): 3 (chất tươi): 1 (đất). Nguyên liệu khô chứa ít nước và thường có tỷ lệ C/N cao nên phân hủy chậm. Ví dụ như rơm rạ, phần bỏ đi của cây, bèo Nhật khô, mùn cưa và lá cây. Trong khi đó, nguyên liệu tươi chứa ít nước và thường có tỷ lệ C/N thấp nên phân hủy nhanh. Chẳng hạn như phân bò, phân động vật khác, chất thải nhà bếp, cây họ đậu và lá cây họ đậu.

    Cân đối nguyên liệu phân trộn

    Tất cả các chất hữu cơ đều có một tỷ lệ C/N nhất định. Ví dụ, của rơm là 60 và phân bò là 25. Nguyên liệu có tỷ lệ C/N cao phân hủy chậm hơn nguyên liệu có tỷ lệ thấp. Quan trọng là trộn hai loại này lại với nhau. Các vi sinh vật hoạt động hiệu quả nhất khi tỷ lệ tổng các chất hữu cơ vào khoảng 40 (ví dụ trộn tỷ lệ bằng nhau giữa rơm rạ và phân bò).

    Cứ ba tuần đảo hố phân một lần

    Cứ ba tuần cần đảo hố phân một lần để cung cấp không khí cho các vi sinh vật. Cách làm này cũng giúp theo dõi phân trộn (độ ẩm, tiến trình phân hủy v.v…) và áp dụng các biện pháp điều khiển cần thiết (như nước, phơi khô).

    Phân trộn tốt có mùi dễ chịu, màu nâu đen và không có dấu hiệu của nguyên liệu ban đầu.

    5. Trồng cây và cỏ dọc đường ranh giới

    Tận dụng khu vực ranh giới của một trang trại có ý nghĩa rất quan trọng về mặt sinh thái. Có lẽ người nông dân không cho rằng khu vực ranh giới là tài nguyên nhưng thực tế nó rất có ích nếu trồng cây lâu năm và cỏ.

    5.1. Ưu điểm

    Kiểm tra sự xói mòn đất

    Nguyên nhân chính gây xói mòn đất ở Bangladesh là mưa to vào mùa mưa và đất trống. Đất mặt bị rửa trôi vì mưa to nếu không bảo vệ vùng đất ranh giới. Đôi khi mưa to không những cuốn trôi đất mặt mà còn làm sụt lở vùng ranh giới. Có thể giải quyết tình trạng xói mòn bằng cách trồng cây và cỏ ở khu vực ranh giới.

    Rễ cây và cỏ giúp giữ đất chắc chắn nên vùng ranh giới không bao giờ bị sụt lở và còn kiểm tra được sự rửa trôi đất mặt. Năm 1988, nông trại Proshika đối mặt với sự xói mòn nghiêm trọng khi vùng ranh giới bị sụt lở vài lần do trận mưa lớn và tốn nhiều tiền cho việc khắc phục. Vấn đề này được giải quyết trong vòng một năm sau khi trồng cây và cỏ.

    Chắn gió

    Cây chắn gió dọc khu vực ranh giới rất tốt cho việc bảo vệ cây trồng khỏi gió lớn. Ở Bangladesh, bắt đầu mùa mưa cũng là mùa bão nhưng cách này sẽ giúp hạn chế được thiệt hại.

    Sản xuất chất hữu cơ

    Vùng ranh giới thường không được dùng để sản xuất. Nếu trồng cây và cỏ tại đây thì có thể tạo ra một nguồn chất hữu cơ để trả lại cho đất như phân hữu cơ. Những cây lâu năm hấp thụ ánh sáng mặt trời quanh năm và các chất dinh dưỡng nằm sâu dưới tầng đất cái mà các cây hàng năm không sử dụng được. Cây lâu năm cũng sản xuất ra nhiều chất hữu cơ (sinh khối).

    Sản xuất cỏ khô

    Lá cây họ đậu và các loại cỏ là nguồn cỏ khô rất tốt cho vật nuôi. Khan hiếm cỏ khô là một vấn đề rất nghiêm trọng ở Bangladesh, tuy nhiên có thể khắc phục điều này bằng cách trồng cây và cỏ ở vùng ranh giới.

    Sản xuất nhiên liệu

    Việc thiếu hụt nguyên liệu ở khu vực nông thôn Bangladesh rất nghiêm trọng. Người dân nông thôn sử dụng hầu hết các chất hữu cơ có sẵn (phân bò, phần cây thừa v.v…) làm chất đốt, đồng nghĩa với việc họ không sử dụng các chất này làm phân bón cho đất. Cây trồng có thể cung cấp cành làm chất đốt để giải quyết vấn đề về nhiên liệu. Nếu trồng cây điền thanh 365 cách nhau 2 feet dọc đường ranh giới, trong một năm, lượng nhiên liệu từ cây sẽ được cung cấp đủ cho một gia đình. Chỉ cần 700 feet (210 m) diện tích ranh giới cần cho việc này, đó cũng chính là đường  ranh giới tối thiểu cho 2/3 acre (2/3 acre = 0.27 ha).

    Tăng sự đa dạng

    Bên cạnh những tác động trực tiếp này còn có một ảnh hưởng gián tiếp rất quan trọng là xây dựng sự cân bằng hệ sinh thái trên đất trang trại. Nhiều loại cây lâu năm và cỏ làm tăng tính đa dạng thực vật và tạo môi trường sống cho các loài động vật (chim, nhện, cóc v.v…), từ đó khống chế côn trùng. Chính tính đa dạng đã tạo nên sự cân bằng hệ sinh thái.

    5.2. Nhược điểm

    Bóng râm

    Bóng râm là một trong những nguyên nhân chính khiến nông dân không muốn làm công việc này. Tuy nhiên có thể khắc phục bằng cách trồng cây ưa tối và sử dụng cây có thể cắt tỉa vài lần một năm.

    Quy trình dài hạn

    Mặc dù nông dân nhận thức được tầm quan trọng của việc trồng cây và cỏ, họ vẫn không mấy quan tâm thực hiện bởi phải mất ít nhất một đến hai năm để thiết lập các điều kiện hiệu quả và thành tựu đem lại là gián tiếp nên rất khó để nông dân hiểu. Do đó, rất cần phải minh chứng điều này.

    5.3. Cây trồng đa mục đích

    Hầu hết nông dân không muốn trồng cây gỗ trong trang trại vì họ cho rằng loại cây này tạo ra bóng râm khiến các cây trồng khác không phát triển được. Rất cần thiết để khuyên nhủ nông dân trồng cây đa mục đích ở khu vực ranh giới. Loại cây này thường không cao và có thể cắt tỉa vài lần một năm. Hầu hết là cây họ đậu sinh trưởng nhanh, có tất cả các ưu điểm kể trên.

    Proshika đã sử dụng các loại cây họ đậu như Ipil Ipil, Gliricidia sepum, Sesbania sesban, Sesbania glandiflola, Babula v.v…ở vùng ranh giới của nông trang và dọc đường ranh giới của từng mảnh đất. Sử dụng nhiều loại cây nhất có thể (tính đa dạng) tốt hơn là trồng chuyên canh (ví dụ chỉ trồng Ipil Ipil) để đảm bảo cân bằng sinh thái.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận