0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Biện pháp phòng trừ bệnh hại cây trồng

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 4 năm trước 385 lượt xem

Các dấu hiệu này có thể do các bệnh trên cây trồng gây ra. Nhưng nếu bạn thấy sự hiện diện của các dấu hiệu này thì hãy kiểm tra xem cây nhà mình có bị ảnh hưởng từ sâu bệnh hay không?

    Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu bệnh phá hại

    Hầu hết các loại sâu bệnh hại cây trồng thuộc loài

    • côn trùng
    • các loài nhện
    • tuyến trùng…
    • Ngoài ra còn có một số loài có vú (Chồn…)

    Hay các loại chim cũng có thể gây hại cho vườn nhà bạn.

    Thiệt hại do sâu bệnh:

    Các dấu hiệu này có thể do các bệnh trên cây trồng gây ra. Nhưng nếu bạn thấy sự hiện diện của các dấu hiệu này thì hãy kiểm tra xem cây nhà mình có bị ảnh hưởng từ sâu bệnh hay không?

    Thường là các dấu hiệu bạn có thể thấy bằng mắt thường như lá cây có các lỗ như bị ăn, mất bộ phận trên cây. Là dấu hiệu của sự tàn phá của sâu bướm.

    Và các loài ăn thực vật khác, lá cây cong lên có thể là dấu hiệu của rệp. Trái cây bị hư hỏng hoặc thối trái thường do ấu trùng của ruồi giấm. Héo cây hay cây có các lỗ rỗng có thể do sâu đục thân, và một số loài chích hút khác gây ra.

    Các loài nhện

    Nhện thì khá nhỏ và khó quan sát bằng mắt thường. Nhưng nếu bạn để ý các dấu hiệu như có các mảng tơ trên cây, lá và quả thường bị biến dạng và chuyển vàng.

    Tuyến trùng

    Tuyến trùng thì càng khó phát hiện vì chúng rất nhỏ, sống dưới đất và dấu hiệu chỉ hiện rõ khi đã khá nặng.

    Chúng chủ yếu tấn công bộ rễ, khiến cây trở vàng, khô héo dẫn tới chết.

    Những dấu hiệu do tuyến trùng tấn công lại khá giống các loại do nấm gây ra nên các bạn nên kiểm tra thật kỹ.

    Bạn có thể đọc thêm các lý do vì sao lá cây nhà mình chuyển vàng

    (À quên, nhiều bạn nhắn tin cho bên mình tư vấn thấy triệu chứng là vàng lá lại cho rằng cần phun thuốc lên lá thì mới khỏi được bệnh. Nhưng chủ yếu các bệnh làm cho lá vàng lại là do rễ bạn bị thối do nhiều tác nhân và tuyến trùng cũng là một nguyên nhân như vậy. Các bạn lưu ý!)

    Cách khắc phục sâu bệnh hại (phòng trừ sâu bệnh)

    Giám sát thường xuyên

    Giám sát vườn nhà mình thường xuyên không chỉ nắm rõ tình hình sâu bệnh mà còn biết được cây trồng đang gặp vấn đề gì bất thường, kiểm sát chu kỳ sinh trưởng, phát triển của cây.

    Mình khuyên các bạn nên chuẩn bị một cuốn sổ ghi lại toàn bộ sự thay đổi của vườn cây như:

    • Các loại bệnh, sâu bệnh bị mắc phải trong vụ
    • Tình trạng bệnh trước, trong và sau trị
    • Tình hình phát triển của cây trong từng khoảng thời gian. (kích thước, độ ra hoa, tỉ lệ rụng, tỉ lệ đậu quả, tỉ lệ quả rụng…)
    • Và những gì bạn cho là cần thiết

    Các bạn ghi càng nhiều thì càng có nhiều thông tin cho các vụ sau biết các khắc phục phòng trừ tốt hơn.

    Về phương pháp mình khuyên các bạn có thể theo phương pháp mà mình gọi nó là đường Zic Zắc. Vừa tiết kiệm thời gian để làm các công việc khác vừa có thể kiểm tra tổng thể toàn vườn trước khi sâu bệnh diễn biến xấu.

    Bẫy bắt côn trùng

    Những con ruồi giấm có thể được bắt bằng bẫy mồi . 

    Ví dụ, lấy chai nhựa có lỗ nhỏ có thể được đổ đầy nước, một số nước tiểu gia súc, trái cây và một ít nước tẩy rửa hoặc nước xà phòng. Những chai này sau đó được treo trên cây và kiểm tra ba ngày một lần.

    Dùng bẫy màu vàng có chất kết dính để bắt các loài rệp hay sâu ăn lá cũng rất hiệu quả. Dùng bẫy màu cam thì dễ bắt những con ruồi trắng, và xanh dùng để kiểm soát bọ trĩ.

    Bẫy đèn thích hợp dùng để bắt các loài sâu hại hoạt động ban đêm như sâu bướm kể cả sâu đục thân lẫn sâu đục bông cũng có thể áp dụng theo các thức bẫy đèn.

    Và đây là hướng dẫn cơ bản cách làm các bạn có thể thay đổi theo điều kiện chuẩn bị của các bạn đến đâu nhé!

    Đóng bao ngăn côn trùng gây hại

    Đóng bao là cách khá phổ biến tại Việt Nam để ngăn côn trùng làm hại trái nhưng cũng có hạn chế là không thể bảo bệ được cả lá và cành cây vì chi phí nếu dùng cho cả cây sẽ rất tốn (tất nhiên là nếu bạn có điều kiện thì nó không phải là nhược điểm nhé.

    Những côn trùng có lợi cho cây trồng (thiên địch)

    Thiên địch chính là khắc tinh của sâu bệnh trong tự nhiên. Chúng sẽ giúp chúng ta kiểm soát lượng sâu bệnh không phát triển nhanh hoặc giúp cây thụ phấn…

    Vì vậy chúng ta cần bảo vệ chúng điều đầu tiên là không sử dụng với dùng thuốc trừ sâu hóa học.

    Vì sao thuốc trừ sâu hóa học là một cách bà con nông dân hiện nay áp dụng rất nhiều nhưng mình sẽ không đưa vào bài viết này.

    Không phải bởi vì đơn vị mình bán phân, thuốc sinh học. Mà vì nó ảnh hưởng rất xấu cho các loài thiên địch thậm chí còn ảnh hưởng đến

    • Đất
    • Nước
    • Không khí
    • Động vật
    • Con người dù ít hay nhiều.

    Điều đó không phải mình nghĩ ra mà có rất nhiều báo cáo về tình trạng thuốc trừ sâu hóa học ở Việt Nam chỉ ra điều đó, bạn có thể tự kiểm chứng!

    Thuốc trừ sâu nguồn gốc tự nhiên

    Một số đặc tính của nhiều loài thực vật đã phát triển để chống lại và đẩy lùi sâu bệnh như tỏi, ớt chiết xuất cây bồ đề, chiết xuất từ tinh dầu một vài loài hoa, đậu tím, cây thuốc lá, cây sen cạn, cây bạc hà.

    Nhưng chúng tôi sẽ hướng dẫn một số loại thuốc trừ sâu phổ biến các bạn có thể dễ tìm được.

    • Thuốc trừ sâu với ớt: xoay nhỏ 200 gram hạt ớt, đun sôi trong nước 4 lít, thêm 4 lít nước và vài giọt xà bông lỏng. Tùy với diện tích cũng như kích thước cây mà chúng ta điều chế theo tỉ lệ trên. Hỗn hợp này có thể được phun lên rệp, kiến, sâu bướm nhỏ và ốc sên
    • Tỏi được báo cáo có hiệu quả chống lại một loạt các côn trùng. Ở các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của chúng (trứng, ấu trùng, trưởng thành). Điều này bao gồm kiến, rệp sáp, sâu bướm, sâu và mối. Tỏi không chọn lọc, có hiệu ứng phổ rộng và cũng có thể diệt côn trùng có lợi. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng. Để chiết xuất tỏi, xay hoặc cắt nhỏ 100 gram tỏi vào nước 0,5 lít. Cho phép hỗn hợp ngâm trong 24 giờ, thêm 0,5 lít nước và khuấy trong xà bông lỏng. Pha loãng 1:20 bằng nước và phun vào buổi tối. Để nâng cao hiệu quả, chiết xuất ớt có thể được thêm vào. 

    Thuốc trừ sâu sinh học

    Việc áp dụng các loại vi sinh nấm có lợi vào trừ sâu hại là một cuộc cách mạng về nông nghiệp thời kì mới.

    Nó khắc phục được các hạn chế của các phương pháp trên như:

    • Chuẩn bị cầu kì,quy mô nhỏ
    • Chỉ hạn chế giảm quần thể chứ không loại bỏ sâu bệnh đến 90 – 100% được
    • Khó có thể dùng để phòng.

    Sử dụng vi nấm khi phun lên cây trồng sẽ bám lên côn trùng và cây.

    Làm côn trùng biếng ăn dẫn tới không thể phát triển và chết, ăn các loại trứng sâu bệnh.

    Lưu lại trên cây và đất một khoảng thời gian để hạn chế sự quay lại của sâu bệnh

    Chúng tôi khuyên các bạn lựa chọn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng phù hợp nhất cho vườn cây nhà mình,

    Vì chỉ có chính bạn mới biết vườn cây nhà mình cần gì và phù hợp với hình thức phòng trừ nào nhất.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận