0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Cách bổ sung kali tự nhiên cho cây trồng

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 3 năm trước 1508 lượt xem

Kali là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng đối với cây trồng. Nó cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Trong đất tự nhiên có một lượng lớn kali, tuy nhiên lượng kali này lại chủ yếu ở dạng khó tiêu, cây trồng không thể h

    Những cách bổ sung kali tự nhiên cho cây trồng

    Kali là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng đối với cây trồng. Nó cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Trong đất tự nhiên có một lượng lớn kali, tuy nhiên lượng kali này lại chủ yếu ở dạng khó tiêu, cây trồng không thể hấp thụ được. Do đó cần phải bổ sung một lượng kali dễ tiêu từ bên ngoài vào để cung cấp cho cây.

    Tuy nhiên, qua quá trình canh tác, lượng kali trong đất bị mất dần, kèm theo tình trạng đất bị thoái hóa do bổ sung quá nhiều kali vô cơ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.

    Vậy làm thế nào để bổ sung kali cho cây mà không ảnh hưởng tới môi trường đất và vẫn đảm bảo cây trồng sinh trưởng tốt nhất?

    1. Vai trò của kali đối với cây trồng

    Kali là một trong những nguyên tố dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của cây trồng.

    • Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây.
    • Kali giúp cây cứng cáp, chắc khỏe, ít đổ ngã.
    • Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động bất lợi từ bên ngoài như thời tiết và sâu bệnh.
    • Kali giúp cây dễ dàng sinh trưởng, tạo điều kiện thuận lợi ra nhánh, phân cành và lá.
    • Kali giúp điều hòa các chất dinh dưỡng, tăng khả năng hút đạm và lân tốt hơn.
    • Kali giúp tăng hàm lượng đường trong nông sản, giúp cho nông sản có màu sắc tươi đẹp và hương vị thơm ngon hơn. Góp phần nâng cao năng suất và chất lượng.

    2. Những biểu hiện thiếu kali ở cây trồng và thời điểm bón kali

    Nguyên tố kali cần thiết cho tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng giai đoạn và nhu cầu của từng loại cây mà bổ sung với liều lượng khác nhau.

    Đối với các loại cây ăn quả, cây cần nhiều kali trong giai đoạn làm hoa, nuôi trái giúp làm tăng quá trình phân hóa mầm non, giảm tỷ lệ rụng, tăng tỷ lệ đậu quả, nâng cao chất lượng nông sản thông qua quá trình tích lũy đường, vitamin, giúp màu sắc quả đẹp hơn, hương vị quả thơm hơn.

    Những biểu hiện thiếu kali ở cây trồng:

    Cây chống chịu kém trước các loại sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết bất lợi.

    Rễ cây dễ bị thối, cây phát triển còi cọc, thân cành yếu, cây dễ đổ ngã, quả rụng nhiều.

    Lá cây có biểu hiện lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, lá dễ héo rũ và khô. Đặc biệt, trên lá già có những vệt cháy màu đen bắt đầu từ chóp lá và dọc hai bên rìa lá, sau đó cháy lan thành sọc dọc hai bên gân chính, lá rụng sớm.

     

     

    Biểu hiện cây bị thiếu kali

    3. Những cách bổ sung kali tự nhiên cho cây trồng

    3.1 Bổ sung kali tự nhiên từ cây dã quỳ

    Dã quỳ là một loại cây bụi có nguồn gốc xuất từ Mexico. Cây dã quỳ được xem là một nguồn phân bón hữu cơ cực kỳ tốt cho các loại cây trồng. Bởi, trong thân lá của nó có chứa tới 3,92% kali, 1,76% đạm, 0,82% photpho, 3,00% canxi và một số các chất dinh dưỡng khác.

    Mặc dù kali trong đất tự nhiên ở dạng khó tiêu cho cây trồng nhưng dã quỳ là một loại cây đặc biệt, nó hấp thụ được kali khó tiêu, chuyển hóa thành kali dễ tiêu và giữ trong thân, cành lá. Nên khi sử dụng phân bón ủ từ dã quỳ, cây trồng có thể hấp thụ nguồn kali này một cách dễ dàng.

     

     

    Dã quỳ là một nguồn phân bón hữu cơ giàu kali

    3.2 Bổ sung kali tự nhiên từ cây chuối

    Chuối được xem là loại cây trồng hữu dụng bậc nhất trên thế giới. Ngoài mang lại giá trị kinh tế từ hoa lá quả cho người trồng. Chuối còn là một nguồn kali tự nhiên rất dồi dào.

    Trong thân, cành lá quả chuối đều chứa kali, do đó sử dụng chúng để bổ sung kali tự nhiên cho đất trồng rất tốt. Chúng ta có thể ủ chuối lấy dịch chuối tưới cho cây hoặc phay nhỏ thân chuối bón xung quanh gốc hoặc đơn giản hơn là bổ đôi thân chuối ra và xếp xung quanh gốc cây.

     

     

    Chuối là nguồn phân bón rất giàu kali

    3.3 Bổ sung kali tự nhiên từ tro trấu

    Tro trấu hoặc trấu hun cũng là một nguồn kali dễ tiêu có thể bổ sung cho cây trồng. Sử dụng  tro trấu rải trực tiếp lên mặt đất trồng hoặc trộn chung với các vật liệu khác để làm giá thể trồng cây.

     

     

    Tro trấu cũng là một nguồn kali tự nhiên

    3.4 Bổ sung kali cho cây bằng K-humate

    K-humate là một dạng muối kim loại của acid humic hoặc acid fulvic. K-humate ngoài công dụng bổ sung kali cho cây trồng còn giúp cây trồng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác nhau, tăng cường chức năng sinh lý của cây trồng. Đặc biệt K-humate không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường, rất thích hợp cho canh tác hữu cơ.

     

     

    K-humate là nguồn kali rất tốt cho cây trồng

    Hiện nay xu hướng canh tác nông nghiệp đang dần dịch chuyển sang hướng canh tác hữu cơ, thuận tự nhiên, do đó việc bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây trồng bằng các nguyên vật liệu tự nhiên, sẵn có thay thế cho các loại phân bón vô cơ đang được áp dụng rộng rãi.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận