0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Cách ghép cà chua trên gốc cà tím

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 4 năm trước 449 lượt xem

Trồng cà chua ghép có chi phí cao hơn cà chua không ghép, vì thế chỉ nên trồng khi có rủi ro cao về úng ngập hoặc các bệnh về rễ như héo xanh vi khuẩn, tuyến trùng, chết héo do nấm.

    Cách ghép cà chua trên gốc cà tím

    Trồng cà chua ghép có chi phí cao hơn cà chua không ghép, vì thế chỉ nên trồng khi có rủi ro cao về úng ngập hoặc các bệnh về rễ như héo xanh vi khuẩn, tuyến trùng, chết héo do nấm.
    Kỹ thuật ghép cà chua lên gốc cà tím được Trung tâm Phát triển rau Châu Á (AVRDC - Taiwan) chuyển giao cho Viện Nghiên cứu rau quả từ năm 1998 đến nay đã mở rộng ở nhiều vùng trong cả nước: Hải phòng, Bắc giang, Hà Nội, Thái Bình, Vĩnh Phúc...Năm 2005, thông qua Dự án Phát triển nông nghiệp bền vững ven đô (SUSPER), Viện Nghiên cứu rau quả đã chuyển giao công nghệ ghép cà chua cho Công ty giống cây trồng Hà Nội cung cấp cho các huyện ngoại thành hàng vạn cây cà chua ghép.
    1. Kỹ thuật ghép
    Chọn gốc ghép cà tím: giống cà tím EG 203 được chọn làm gốc ghép vì giống này kháng được vi khuẩn gây héo xanh do Raltonia solanacearum gây ra, chịu được úng ngập, chống được tuyến trùng rễ do Meloigogyne incognital gây ra, chịu được bệnh thối gốc do nấm Sclerotium rolfsii gây ra.
    1.1. Thời vụ ghép:
    - Vụ hè thu: gieo hạt cà tím từ ngày 5/6 đến ngày 20/6, gieo hạt cà chua từ ngày 16/6 đến ngày 30/6 (gieo hạt cà chua sau cà tím 10 ngày), trồng cây đã ghép vào cuối tháng 7 đầu tháng 8.
    - Vụ xuân hè muộn: gieo hạt cà tím từ tháng 12, gieo hạt cà chua vào cuối tháng giêng. Ghép cây vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, trồng cây vào giữa tháng 3.
    1.2. Gieo hạt:
    Gieo hạt cà tím vào khay hoặc túi bầu có kích thước 6 x 9 x 7 cm, hỗn hợp trong bầu gồm 70% đất màu trộn đều với 30% phân chuồng ủ mục, 1m3 hỗn hợp trộn thêm 5 kg lân super, hạt cà chua gieo gần nơi gieo hạt cà tím để thuận tiện cho việc ghép sau này. Gieo 2-3 hạt cà tím 1 lỗ. Tưới đủ ẩm đến  khi cây mọc đều. Giai đoạn cây con cần phun phòng sâu vẽ bùa, bọ phấn trắng truyền bệnh xoăn lá và bệnh lở cổ rễ bằng Regent 1% và Benlat C 10% định kỳ 5 ngày 1 lần,
    1.3. Ghép cây:
    Khi cây cà tím có 4 - 5 lá thât, cao 15 - 18 cm, cây cà chua có 3 - 4 lá thật, cao 12 - 15 cm thì tiến hành ghép. Dùng dao lam cắt vát 300 thân cây cà tím phía trên 2 lá mầm, có thể chọn vị trí nào đó để cắt thân cà tím cho tương xứng với đường kính thân cây cà chua, cắt thân cà chua góc 300 dưới lá thật, dùng ống cao su có đường kính 2-3 mm giữ gốc ghép và ngọn ghép áp sát 2 mặt vát vào nhau.
    1.4. Chăm sóc cây sau ghép:
    Để cây đã ghép vào nhà che kín bằng nilon trong suốt, ngoài phủ lưới đen để giảm bớt cường độ ánh sáng, giữ ẩm cho cây ghép bằng cách phun mù 2 tiếng một lần nếu trời nắng to. Giữ cây ghép trong nhà một tuần. Khi vết ghép đã liền, đưa cây ra nhà có mái che sáng để cây quang hợp trong 3-4 ngày thì có thể trồng ra đồng.

     

    https://img.dantocmiennui.vn/t620/uploaddtmn/2018/7/13/ca-chua-1.jpg

    Cây cà chua. 

    2. Quy trình trồng cà chua ghép trái vụ
    2.1. Chọn giống
    - Sử dụng giống cà chua chống bệnh virut, có khả năng ra hoa đậu quả tốt trong điều kiện nhiệt độ cao như: VL 3500, VL 642, Savior, Đại Minh Châu, DV 2926, BM 199,  Red Crow 250, Kim Cương đỏ, Trang nông 05....làm ngọn ghép.
    - Gốc ghép: gốc cà tím EG203.
    2.2. Thời vụ: (dương lịch)
    Cà chua ghép trồng được tất cả các vụ trong năm. Tuy nhiêm trồng cà chua ghép cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong điều kiện trái vụ từ ngày 15/6  đến ngày 15/9 (tập trung chủ yếu vào tháng 7 đến tháng 8).

     

    Vụ

    T6

    T7

    T8

    T9

    T10

    T11

    T12

    T1

    T2

    T3

    T4

    T5

    Hè thu

     

    x

    x

    -

    -

    -

    -

     

     

     

     

     

    Đông xuân sớm

     

     

    x

    x

    -

    -

    -

    -

    -

    -

     

     

    Đông xuân chính vụ

     

     

     

     

    -

    -

    -

    -

    -

    -

    -

    -

    Xuân

     

     

     

     

     

     

     

     

    x

    -

    -

    -


    Ghi chú: x : thời điểm trồng
                    - : thời gian có cây cà chua trên đồng ruộng
    2.3. Làm đất trồng
    Cày hoặc cuốc đất --> Phơi ải ít nhất 1 tuần --> Làm tơi đất --> lên luống
    Mặt luống rộng 0,9-1m, độ cao của luống 35cm,  rãnh rộng từ 40-50cm; khoảng cách cây cách cây: 40-50 cm, khoảng cách hàng: 65-70cm; mật độ trồng từ 900-1100 cây/ sào.
    Luống trồng cà chua trong điều kiện trái vụ nên được phủ luống bằng màng phủ đất nông nghiệp, màu đen có ánh bạc hoặc bằng rơm dạ khô không có nấm bệnh phủ lên luống trước khi trồng cây (nếu phủ bằng rơm rạ thì phủ luống sau khi trồng cây) để gĩư ẩm cho đất, tránh cỏ dại, giữ nhiệt độ bề mặt và tăng nguồn hữu cơ cho đất .
    2.4. Bón phân

    Đơn vị tính cho 1 sào

    Lần bón

    Lượng bón

    Cách bón

    Bón lót

    (trước khi trồng 3-7 ngày)

    30kg vôi bột

    Vãi đều trên mặt trước khi lên luống

    300kg phân hữu cơ ủ hoai mục + 15kg lân Lâm Thao + 2kg Kali.

    Trộn đều bón hốc hoặc bón rãnh

    Bón thúc lần 1

    (sau cấy 3 ngày)

    30-40 kg phân vi sinh Biogro hoặc tưới  các chế phẩm kích thích ra rễ.

    Bón xung quanh gốc rồi lấp đất

    Bón thúc lần 2

    (sau trồng 15 ngày)

    1kg Ure + 2kg NPK

    Tưới hốc

    Bón thúc lần 3

    (sau trồng 35 ngày)

    1kg Ure + 1 kg Kali + 2kg NPK

    Tưới hốc

    Bón thúc lần 4

    (sau trồng 60 ngày)

    1kg Ure + 1kg Kali + 2kg NPK

     

    Tưới hốc

    Bón thúc lần 5

    (sau trồng 70-80 ngày đối với cây sinh trưởng vô hạn)

    1kg Ure + 1kg Kali + 2kg NPK

     

    Tưới hốc

    Bón thúc bằng phân bón lá có hàm lượng vi lượng cao như: Botrac, KH...

    Sau trồng 5 ngày, 20 ngày, 35 ngày và 50 ngày

    Liều lượng theo hướng dẫn

    2.5. Chăm sóc:
    a) Kỹ thuật trồng:
    Trồng cây vào buổi chiều mát,  khi trồng và trong quá trình chăm sóc không nên vun đất quá vết ghép.
    Sau khi trồng nên dùng que tre để giữ cho cây không bị lay vết ghép, có thể cắm giàn sớm ngay sau khi trồng nếu đã phủ luống bằng màng nilon.
    b) Chăm sóc.
    * Tưới nước
    - Sau khi trồng phải tưới nước ngay để cây chóng hồi phục (tưới bằng gáo, cách hốc 7-10cm) cho đến khi cây hồi xanh hoàn toàn.
    - Khi cây bắt đầu sinh trưởng mạnh thì tưới rãnh (7-10 ngày tưới 1 lần).
    * Tỉa chồi
    - Tỉa bỏ tất cả các chồi nhánh trên thân chính, chỉ giữ các chồi nhánh mọc dưới nách lá xuất hiện chùm hoa đầu tiên
    - Khi trên cây đạt được số chùm hoa thì bấm ngọn và những chồi nách không cần thiết
    2.6. Sử dụng thuốc đậu quả:
    Trong điều kiện trái vụ cà chua cần sử dụng thuốc đậu quả như CPA, GA 3 nồng độ 10-15ppm để phun lên chùm hoa hoặc nhúng. Trong quá trình phun chú ý không để thuốc bắn lên ngọn sinh trưởng của cây.
    2.7. Phòng trừ sâu bệnh:
    - Cây cà chua thường bị một số loại sâu bệnh hại như: Sâu đục quả, sâu vẽ bùa, bọ phấn, rệp, bệnh sương mai, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh xoăn lá, bệnh đốm lá...Trong đó 3 bệnh chủ yếu gây hại nặng là bệnh sương mai, bệnh héo xanh vi khuẩn và bệnh xoăn lá.
    - Bệnh xoăn lá: Bệnh thường hại nặng trong vụ cà chua sớm, vụ xuân hè. Bệnh lan truyền do rệp, bọ phấn..
    - Bệnh sương mai: Bệnh thường hại trong chính vụ. Điều kiện thích hợp để bệnh phát triển là trời âm u, ẩm độ cao, nhiệt độ thấp.
    - Bệnh héo xanh vi khuẩn: Bệnh thường xuất hiện khi ẩm độ cao, ấm đặc biệt vào vụ cà chua sớm
    · Phòng trừ sâu bệnh chủ yếu áp dụng biện pháp IPM, thuốc bảo vệ thực vật là biện pháp tính đến sau cùng
    Luân canh các cây trồng khác họ.
    Làm sạch cỏ dại, tỉa bỏ lá già cho thông thoáng nhằm hạn chế nơi trú ngụ của bọ trưởng thành. Nhổ bỏ những cây bị bệnh để hạn chế nguồn bệnh.
    Bón phân cân đối giữa các nguyên tố đa lượng NPK, không bón quá nhiều đạm sẽ làm cho bộ lá phát triển tốt, thân lá mềm, tạo điều kiện cho rệp muội và bọ phấn chích hút lan truyền bệnh nhanh.
    - Virus: diệt bọ phấn bằng dầu khoáng SK, Selecron, Actara để hạn chế sự lây lan của Virus. Dùng bẫy dính màu vàng để bắt diệt bọ phấn.
    - Khi phát hiện cây bị bệnh Virus cần nhổ bỏ ngay và tiêu độc cho đất bằng vôi bột hoặc Basudin.
    Lưu ý: Không nên phun thuốc trừ sâu độc hại như Methylparathion, Azodrin, Furadan nhất là trong thời gian thu hái trái.
    Đối với sâu:

    . Chăm sóc:

    a) Kỹ thuật trồng:

    Trồng cây vào buổi chiều mát,  khi trồng và trong quá trình chăm sóc không nên vun đất quá vết ghép.

    Sau khi trồng nên dùng que tre để giữ cho cây không bị lay vết ghép, có thể cắm giàn sớm ngay sau khi trồng nếu đã phủ luống bằng màng nilon.

    b) Chăm sóc.

    * Tưới nước

    - Sau khi trồng phải tưới nước ngay để cây chóng hồi phục (tưới bằng gáo, cách hốc 7-10cm) cho đến khi cây hồi xanh hoàn toàn.

    - Khi cây bắt đầu sinh trưởng mạnh thì tưới rãnh (7-10 ngày tưới 1 lần).

    * Tỉa chồi

    - Tỉa bỏ tất cả các chồi nhánh trên thân chính, chỉ giữ các chồi nhánh mọc dưới nách lá xuất hiện chùm hoa đầu tiên

    - Khi trên cây đạt được số chùm hoa thì bấm ngọn và những chồi nách không cần thiết

    6. Sử dụng thuốc đậu quả:

    Trong điều kiện trái vụ cà chua cần sử dụng thuốc đậu quả như CPA, GA 3 nồng độ 10-15ppm để phun lên chùm hoa hoặc nhúng. Trong quá trình phun chú ý không để thuốc bắn lên ngọn sinh trưởng của cây.

    7. Phòng trừ sâu bệnh:

    Cây cà chua thường bị một số loại sâu bệnh hại như: Sâu đục quả, sâu vẽ bùa, bọ phấn, rệp, bệnh sương mai, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh xoăn lá, bệnh đốm lá...Trong đó 3 bệnh chủ yếu gây hại nặng là bệnh sương mai, bệnh héo xanh vi khuẩn và bệnh xoăn lá.

    - Bệnh xoăn lá: Bệnh thường hại nặng trong vụ cà chua sớm, vụ xuân hè. Bệnh lan truyền do rệp, bọ phấn..

    - Bệnh sương mai: Bệnh thường hại trong chính vụ. Điều kiện thích hợp để bệnh phát triển là trời âm u, ẩm độ cao, nhiệt độ thấp.

    - Bệnh héo xanh vi khuẩn: Bệnh thường xuất hiện khi ẩm độ cao, ấm đặc biệt vào vụ cà chua sớm

    · Phòng trừ sâu bệnh chủ yếu áp dụng biện pháp IPM, thuốc bảo vệ thực vật là biện pháp tính đến sau cùng

    Luân canh các cây trồng khác họ.

    Làm sạch cỏ dại, tỉa bỏ lá già cho thông thoáng nhằm hạn chế nơi trú ngụ của bọ trưởng thành. Nhổ bỏ những cây bị bệnh để hạn chế nguồn bệnh.

    Bón phân cân đối giữa các nguyên tố đa lượng NPK, không bón quá nhiều đạm sẽ làm cho bộ lá phát triển tốt, thân lá mềm, tạo điều kiện cho rệp muội và bọ phấn chích hút lan truyền bệnh nhanh.

    - Virus: diệt bọ phấn bằng dầu khoáng SK, Selecron, Actara để hạn chế sự lây lan của Virus. Dùng bẫy dính màu vàng để bắt diệt bọ phấn.

    - Khi phát hiện cây bị bệnh Virus cần nhổ bỏ ngay và tiêu độc cho đất bằng vôi bột hoặc Basudin.

    Lưu ý: Không nên phun thuốc trừ sâu độc hại như Methylparathion, Azodrin, Furadannhất là trong thời gian thu hái trái.

    Đối với sâu:
     
    . Chăm sóc:

    a) Kỹ thuật trồng:

    Trồng cây vào buổi chiều mát,  khi trồng và trong quá trình chăm sóc không nên vun đất quá vết ghép.

    Sau khi trồng nên dùng que tre để giữ cho cây không bị lay vết ghép, có thể cắm giàn sớm ngay sau khi trồng nếu đã phủ luống bằng màng nilon.

    b) Chăm sóc.

    * Tưới nước

    - Sau khi trồng phải tưới nước ngay để cây chóng hồi phục (tưới bằng gáo, cách hốc 7-10cm) cho đến khi cây hồi xanh hoàn toàn.

    - Khi cây bắt đầu sinh trưởng mạnh thì tưới rãnh (7-10 ngày tưới 1 lần).

    * Tỉa chồi

    - Tỉa bỏ tất cả các chồi nhánh trên thân chính, chỉ giữ các chồi nhánh mọc dưới nách lá xuất hiện chùm hoa đầu tiên

    - Khi trên cây đạt được số chùm hoa thì bấm ngọn và những chồi nách không cần thiết

    6. Sử dụng thuốc đậu quả:

    Trong điều kiện trái vụ cà chua cần sử dụng thuốc đậu quả như CPA, GA 3 nồng độ 10-15ppm để phun lên chùm hoa hoặc nhúng. Trong quá trình phun chú ý không để thuốc bắn lên ngọn sinh trưởng của cây.

    7. Phòng trừ sâu bệnh:

    Cây cà chua thường bị một số loại sâu bệnh hại như: Sâu đục quả, sâu vẽ bùa, bọ phấn, rệp, bệnh sương mai, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh xoăn lá, bệnh đốm lá...Trong đó 3 bệnh chủ yếu gây hại nặng là bệnh sương mai, bệnh héo xanh vi khuẩn và bệnh xoăn lá.

    - Bệnh xoăn lá: Bệnh thường hại nặng trong vụ cà chua sớm, vụ xuân hè. Bệnh lan truyền do rệp, bọ phấn..

    - Bệnh sương mai: Bệnh thường hại trong chính vụ. Điều kiện thích hợp để bệnh phát triển là trời âm u, ẩm độ cao, nhiệt độ thấp.

    - Bệnh héo xanh vi khuẩn: Bệnh thường xuất hiện khi ẩm độ cao, ấm đặc biệt vào vụ cà chua sớm
    Đối với Bệnh:

    Đơn vị tính cho 1 sào

     

    Loại bệnh

    Thuốc sử dụng và liều lượng

    Cách sử dụng

    Héo do nấm (héo vàng)

    Score (5-10ml)

    TriB1 (3kg)

     

    Phun phòng khi cây còn nhỏ đến khi cây được 50 ngày (định kỳ 20 ngày/ lần), phun vào gốc

    Sương mai

    Ridomil (gói 100g pha vào 3 bình 16 lít phun cho 1,5 - 3 sào)

    Sacbe (phun theo hướng dẫn)

    Hidrocop

    - Phun phòng trước các đợt rét đậm và rét hại

    - Phun ngay khi phát hiện bệnh

     

     

    2.8. Thu hoạch

    Thu đúng lúc khi cà chua chuyển sang màu hồng hoặc đỏ, không để dập nát, xây sát à dùng các xô nhựa sạch thu quả, phân loại quả à xếp vào các thùng gỗ nhỏ, bảo quản nơi thoáng mát.

    Nếu điều kiện thời tiết quá nóng hoặc mưa nhiều nên thu cà chua khi quả ở giai đoạn xanh già hoặc bắt đầu chín để tránh tình trạng mưa nhiều làm nứt quả hoặc quả bị nám do nắng. Sau khi thu hoạch đưa quả về nơi thoáng mát, sử dụng ethrel để giấm chín quả.

    Chú ý: không vun cao cây cà chua ghép quá vết ghép, vì cà chua ra rễ phụ ở vết ghép làm mất tác dụng chống bệnh và chống úng của gốc ghép.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận