0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH GIÁC BAN BÔNG

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 3 năm trước 299 lượt xem

– Xử lý hạt giống: Trộn hạt giống với H2SO4 đặc, xử lý nhiệt độ 60 độ trong vòng 30 phút. – Tiêu diệt tàn dư và quả bệnh sau khi thu hoạch. – Cày sâu và ngâm nước ruộng, hoặc luân canh với cây trồng nước. – Bón phân đạm sớm, bón bổ sung thâm kali và tr

    Tên khoa học: Xanthomonas malvacearum

    1. Triệu chứng

    – Bệnh hại tất cả giai đoạn và bộ phận của cây.

    – Vết bệnh màu xanh trong giọt dầu, sau chuyển thành màu nâu đen, có dịch nhầy vi khuẩn trên bề mặt.

    + Trên lá thật có các đốm góc cạnh, dạng vết chạy dài ôm dọc gân lá, gây co rút lá, dúm lại, nhanh chóng biến vàng và khô rụng đi.

    – Thân và cành: vết bệnh ban đầu nhỏ, màu xanh trong giọi dầu sau lan rộng xung quanh thân, thắt lại ở chỗ vết bệnh và gây chết cành.

    – Đài hoa xuất hiện đốm góc cạnh.

    2. Nguyên nhân gây bệnh

    – Vi khuẩn hình gậy, 2 đầu tròn, có 1 – 2 lông roi ở đầu.

    – Khuẩn lạc hình tròn nhỏ, màu vàng rơm nhẵn bóng.

    – Hảo khí phát triển ở nhiệt độ 25 – 30 độ.

    – Vi khuẩn trong hạt có thể chịu được nhiệt độ 100 độ.

    – Có thể tồn tại trong tàn dư thực vật 5 – 7 năm, phổ ký chủ hẹp.

    – Nguồn bệnh chủ yếu tồn tại trong hạt giống.

    3. Đặc điểm phát sinh phát triển

    – Xấm nhập qua lỗ khí, và qua vết thương cơ giới.

    – Khi phôi hạt nhiểm bệnh, mất sức nảy mầm, và chết trong đất sau khi gieo hạt.

    – Bệnh phát sinh 17 – 18 độ, phát triển mạnh ở nhiệt độ 25 – 28 độ.

    – Ở miền bắc vụ đông xuân bị nặng hơn vụ mùa, cao điểm của bệnh từ t9 – t10.

    4. Phòng trừ

    – Xử lý hạt giống: Trộn hạt giống với H2SO4 đặc, xử lý nhiệt độ 60 độ trong vòng 30 phút.

    – Tiêu diệt tàn dư và quả bệnh sau khi thu hoạch.

    – Cày sâu và ngâm nước ruộng, hoặc luân canh với cây trồng nước.

    – Bón phân đạm sớm, bón bổ sung thâm kali và tro bếp.

    – Lấy giống ở ruộng sạch bệnh.

    – Biện pháp hoá học: phun một số thuốc có hoạt chất sau:

    + Fugous Proteoglycans ( Elcarin ).

    + Cytosinpeptidemycyn ( Sat 4SL ).

    + Streptomycin sulfate.

    + Kasugamycin ( Asana 2SL ).

    + Ningnanmycin.

    + Tetracyclin Hydrochlorid.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận