0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Cách ủ xác bã cà phê

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 3 năm trước 302 lượt xem

Khi ủ vỏ xác bã cà phê hoai mục bằng Chế phẩm EM sẽ loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây hại, đồng thời thu được nguồn phân bón hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng chăm sóc cây trồng

    Tại sao nên ủ vỏ xác bã cà phê làm phân bón

    Trong vỏ cà phê có chứa hơn 80% chất hữu cơ và rất nhiều khoáng chất trung vi lượng. Bã cà phê thì có chứa nhiều hàm lượng Đạm, Magie (Mg), Kali (K)…

    Khi ủ vỏ xác bã cà phê hoai mục bằng Chế phẩm EM sẽ loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây hại, đồng thời thu được nguồn phân bón hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng chăm sóc cây trồng

    Cách ủ vỏ xác bã cà phê bằng Chế phẩm EM

    1. Sản xuất ra EM thứ cấp

    • Nguyên liệu:
    + 1 lít EM gốc
    + 2 lít Mật rỉ đường (mật mía)
    + 40 lít nước sạch khuẩn
    + Phuy nhựa có nắp đậy kín

     

     

    Chế phẩm sinh học EM gốc của Đại Học Nông Nghiệp 1 Hà Nội

    • Cách sản xuất:
    Từ 1 lít 
    Chế phẩm EM gốc có thể sản xuất được 40 lít Chế phẩm EM thứ cấp. Quy trình như sau:

    [ 1lít Chế phẩm EM gốc + 2 lít rỉ đường + 37 lít nước = 40 lít EM thứ cấp ]

    Dung dịch này được bảo quản trong can ở điều kiện thoáng mát tránh ánh sáng trực tiếp trong khoảng 5-7 ngày tùy vào thời tiết, khi thấy dung dịch có mùi thơm dễ chịu và váng nổi lên.

    2. Cách ủ vỏ xác bã cà phê làm phân bón

    • Nguyên liệu:
    + 1 tấn Vỏ cà phê
    + Chế phẩm EM thứ cấp: 40 lít
    + Nước: 200 lít
    + 0,3kg Đạm; 0.1kg Lân; 0.1kg Kali (bổ sung để giúp phân hoai mục nhanh hơn)

    Rải từng lớp dầy 20 cm để khối ủ được phối trộn đồng đều

     

     

    Quy trình ủ vỏ xác bã cà phê làm phân bón hữu cơ hoai mục

    • Cách ủ vỏ xác bã cà phê:
    – Trộn đều vỏ cà phê và phân hóa học rồi rải đều từng lớp
    – Dùng 40 lít 
    Chế phẩm EM thứ cấp hòa khoảng 200 lít nước (tùy chỉnh lượng nước thích hợp tùy theo độ ẩm của nguyên liệu), tưới dung dịch trộn đều lên nguyên liệu cần ủ. Tiến hành trộn đều hỗn hợp sao cho khi cầm hỗn hợp vắt thì có nước rỉ nhẹ ra là được (độ ẩm đạt khoảng 40-60%).
    – Đắp đống, nén chặt, phủ bạt đậy kín (càng kín khí càng tốt).
    – Khoảng 7-10 ngày kiểm tra đống ủ 1 lần. Tùy điều kiện thời tiết, doa thêm nước để duy trì độ ẩm
    – Sau khi ủ từ 30-45 ngày có thể lấy ra sử dụng.

    • Cách sử dụng:
    – Rải đều lên mặt ruộng ẩm ướt và cày vùi. Rải đều quanh gốc cây theo tán lá, xới trộn vào đất, phủ rơm cỏ và tưới ẩm

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận