0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Cây hoa đậu biếc

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 3 năm trước 454 lượt xem

Cây hoa Đậu Biếc – Hay còn gọi là Đậu Hoa Tím hay Bông Biếc thuộc họ Đậu và có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Cây mang ý nghĩa phong thủy về sự khởi đầu hay niềm vui bất tận, sẵn sàng cởi mở vui vẻ và sẵn sàng cho một mối quan hệ bạn bè mới. Ngoài dùng để trang

    Cây hoa Đậu Biếc – Hay còn gọi là Đậu Hoa Tím hay Bông Biếc thuộc họ Đậu và có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Cây mang ý nghĩa phong thủy về sự khởi đầu hay niềm vui bất tận, sẵn sàng cởi mở vui vẻ và sẵn sàng cho một mối quan hệ bạn bè mới. Ngoài dùng để trang trí với hình dáng cây hoa leo bắt mắt ra, Đậu Biếc còn là một vị thuốc giúp thanh mát cơ thể, hạ sốt, tiêu viêm, sát khuẩn, bảo vệ tim mạch, làm đẹp da… rất hiệu quả.

    Cùng Shopnongnghiep tìm hiểu về loài cây này nhé.

    Cây hoa đậu biếc

    Đặc điểm của cây hoa Đậu Biếc

    Đặc điểm chung

    Tên khoa học: Clitoria Ternatea

    Tên gọi khác: bông biếc, đậu tím

    Họ: Đậu (Fabaceae)

    Nguồn gốc: từ các nước Đông Á như Trung Quốc, Nam Á như Ấn Độ…

    Đặc điểm hình thái

    • Cây leo, thân thảo sống lâu năm, thân và cành mảnh có lông. Chiều cao của cây đậu biếc trưởng thành có thể lên đến 10m.
    • Lá cây đậu biếc có hình bầu dục và nổi gân khá rõ, lá có màu xanh khi còn non và chuyển màu nâu lúc về già.
    • Hoa có màu tím rất đẹp. Hoa đậu biếc thường mọc thành từng chùm và mang màu xanh tím đặc trưng, được trồng nhiều để làm cảnh. Hoa đậu biếc là biểu tượng của sự thanh lịch, tao nhã, đặc trưng cho phẩm chất và tính cách của người phụ nữ Á Đông. Hoa đậu biếc có 2 loại với 2 màu chính, đó là màu tím và màu hồng, nhưng chúng ta thường thấy màu tím phổ biến hơn.
    • Hoa Đậu biếc có thể ra quanh năm nếu dàn Đậu biếc được chăm sóc cẩn thận và điều kiện tự nhiên môi trường thuận lợi với chúng.
    • Hoa đậu biếc được phân thành 2 loại: loại hoa kép và hoa cánh đơn.
    • Quả đậu biếc thường dẹt, khi già chuyển dần từ màu xanh non sang màu nâu đậm, có chiều dài khoảng 5 – 7cm, mỗi quả bên trong đều chứa từ 7 – 9 hạt.
    • Hạt đậu biếc thường có màu đen tuyền, bóng và có đốm nhỏ.

    Hoa đậu biếc to có màu xanh biếc hoặc hồng

    Ý nghĩa của cây hoa Đậu Biếc – Đậu Hoa Tím

    • Hoa đậu biếc không những đẹp bởi vẻ ngoài cuốn hút của nó, mà bản thân loài hoa này cũng có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Đậu biếc chính là đại diện của vẻ đẹp nền nã, sự duyên dáng e thẹn, niềm vui, hạnh phúc từ trong cuộc sống. Không chỉ vậy, hoa đậu biếc còn mang ý nghĩa của sự cởi mở, hòa đồng, dễ gần, đáng tin cậy
    • Hoa đậu biếc là biểu tượng của sự thanh lịch, tao nhã, đặc trưng cho phẩm chất và tính cách của người phụ nữ Á Đông. 

    Hoa đậu biếc còn mang ý nghĩa của sự cởi mở, hòa đồng, dễ gần, đáng tin cậy

    Công dụng của cây hoa Đậu Biếc – Bông Biếc

    Công dụng trang trí

    • Hoa Đậu Biếc có sức sống khỏe, leo giàn nhanh và cho hoa đẹp nên được nhiều người yêu thích. Cây có thể trồng làm giàn ngay cổng nhà, hiên nhà, ban công hay tường rào rất bắt mắt và hợp.

    Hàng rào hoa đậu biếc

    Công dụng trong y học chữa bệnh

    • Rễ có vị chát, đắng, chứa các chất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da.
    • Dung dịch chiết của hoa Đậu biếc có khả năng làm giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, hoa Đậu biếc còn chứa vài chất có khả năng kháng khuẩn nhẹ, giúp người bị tiểu đường hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
    • Đậu Biếc còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, trà hoa đậu biếc giúp tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa máu nhiễm mỡ, giảm rụng tóc, cải thiện thị lực…
    • Trong hoa còn chứa nucleotide có khả năng chống oxy hóa, từ đó làm giảm tối đa sự hình thành của các gốc tự do, ức chế các tế bào gây ra ung thư.

    Hoa Đậu Biếc là vị thuốc rất hữu hiệu

    Công dụng làm đẹp cho cơ thể

    • Đậu biếc làm máu lưu thông tốt hơn, giảm khả năng rụng tóc và ngăn cản sự tích lũy của các chất béo trong cơ thể, nhờ đó, Đậu biếc có tác dụng làm đẹp rất hiệu quả.
    • Tác dụng làm đẹp của Đậu biếc có được là nhờ khả năng hạn chế hoạt động và hình thành của các gốc tự do trong cơ thể người dùng. Các gốc tự do này vốn được cho là nguyên nhân chính dẫn đến hình thành các nếp nhăn, khiến da chảy sệ và khô ráp ở phụ nữ. Tác dụng này của Đậu biếc có thể so sánh với tác dụng chống oxy hóa của vitamin C.

    Công dụng khác

    • Người ta còn dùng Đậu Biếc để làm thuốc nhuộm hay chế biến món ăn (chủ yếu là món xào).

    Xôi đậu biếc

    Lưu ý khi sử dụng Đậu Biếc – Bông Biếc

    • Quả hoa đậu biếc non có thể ăn được. Tuy nhiên, theo một vài nghiên cứu gần đây, trong hạt đậu biếc có chứa dầu, chất này sẽ khiến bạn bị ngộ độc khi nuốt phải quá nhiều. Tình trạng này xảy ra ở trẻ em nhiều hơn. Bên cạnh đó, quả của hoa đậu biếc có thể khiến niêm mạc đường ruột bị kích thích, gây nôn mửa và tiêu chảy. 
    • Hạt và thân cây đậu biếc có chứa axit amin và dầu độc. Hạt của hoa có chứa chất anthocyanin, chất này làm co bóp tử cung rất ảnh hưởng tới thai kì. Vì vậy, mẹ bầu nên cẩn thận khi dùng loại hoa này.

    Cách trồng và chăm sóc cây hoa Đậu Biếc – Đậu Hoa Tím

    Cách trồng

    • Phương pháp nhân giống: Chủ yếu nhân giống Đậu Biếc bằng phương pháp gieo hạt.
    • Đánh sạch dọc theo luống nhau 50cm tra mỗi gốc 3 hạt cách nhau 40cm, được bón phân lót trước đó bằng phân mục ẩm rồi lấp đất dày 2 – 3cm, còn chừa lại đất ở rạch đẽ vun tiếp 2 – 3 lần sau. Hạt tốt sẽ nẩy sau 3 – 5 ngày, đất khô mới cần tưới, nếu đất váng cần xới nhẹ mặt luống cho cây mọc, vì hạt to, cây khó dọi lá mầm lên khỏi mặt đất.

    Chậu cây đậu biếc giống

    Cách chăm sóc cây Hoa Đậu Biếc

    Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển khá nhanh, phù hợp ở những nơi có điều khí hậu nóng ẩm. Cây có tuổi thọ trung bình, dễ trồng và dễ chăm sóc. Tuy vậy, bạn cần lưu ý một số yếu tố để cây có thể sinh trưởng một cách thuận lợi nhất. Cụ thể:

    • Về ánh sáng: Cũng giống như nhiều loại cây họ Đậu khác Đậu Biếc ưa nắng, sáng. Tốt nhất nên chọn trồng hồng theo hướng ánh nắng chiếu xiên hoặc buổi sáng theo hướng Đông. Nếu thiếu sáng Đậu Biếc sẽ không ra hoa.
    • Về nước tưới: Cây leo giàn và ra nhiều hoa, quả, nên nhu cầu nước cũng tương đối cao. Chú ý tưới nhiều hơn khi cây con đang phát triển và trong mùa khô. Tưới 2 lần / ngày là hợp lý và vừa đủ.
    • Về đất trồng: Đất phù hợp nhất là đủ chất dinh dưỡng, tơi xốp và có độ thoát nước tốt.
    • Nhiệt độ: Cây ưa thích khí hậu nhiệt đới, cây có thể chịu được biên độ nhiệt lớn, tuy nhiên nếu quá lạnh hoặc quá nóng cây kém phát triển. Nhiệt độ yêu thích của cây là từ 20-32 độ C.
    • Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình.
    • Phân bón: Sau khi trồng đậu biếc được 20 ngày, tiến hành hòa loãng phân đạm với nước để tưới cho cây 2 tuần/1 lần. 45 ngày sau, tiến hành bón lót cho cây với tỉ lệ 3:3:1 gồm phân urê, phân lân, và phân NPK (16 – 16 – 8), cứ 1 tháng/1 lần, bón như vậy cho đến khi cây chuẩn bị ra hoa. Khi cây ra nụ, cần cung cấp thêm hàm lượng phân Kali, hoặc KCL cho cây đậu. Cứ sau mỗi đợt ra hoa, cần bón thêm phân chuồng ủ mục xung quanh gốc đậu biếc, để cân bằng các khoáng chất nuôi dưỡng cây.
    • Sâu bệnh: Cây chủ yếu bị sâu ăn lá, chú ý bắt sâu hoặc phun thuốc cho cây.
    • Cắt tỉa: Khi đậu biếc đã làm quen với môi trường sống, chúng phát triển rất nhanh, chính vì vậy bạn cần chú ý tỉa bớt những cành tăm, cành khô, cành sát đất, những cành mọc vượt, vừa tạo độ thông thoáng cho cây phát triển, kiểm soát được chiều cao của đậu biếc, cũng như vừa hạn chế được một số mầm bệnh cho cây. Đồng thời, cũng cần dọn về sinh vườn, làm cỏ xung quanh các gốc cây, để đậu biếc không bị phân tán chất dinh dưỡng. Định kỳ cứ tháng cần tiến hành tỉa cành và dọn về sinh, làm cỏ gốc 1 lần cho cây.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận