0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Đặc điểm cách phòng trị các loại sâu hại cây sầu riêng

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 3 năm trước 892 lượt xem

Trong quá trình chăm sóc sầu riêng, ắt hẳn sẽ gặp phải những khó khăn về thời tiết, kỹ thuật chăm sóc cũng như các loại sâu bệnh hoành hành. Bài viết dưới đây sẽ giúp đỡ bà con biết về các loại sâu hại cây sầu riêng và có biện pháp ngăn chặn kịp thời để c

    Đặc điểm cách phòng trị các loại sâu hại cây sầu riêng

    Để có một mùa vụ bội thu, có những quả sầu riêng thơm ngon sạch đến tay người tiêu dùng. Bà con cần phải chăm chút từng li từng tí từ khi xuống giống đến khi nó thu hoạch được. Trong quá trình chăm sóc sầu riêng, ắt hẳn sẽ gặp phải những khó khăn về thời tiết, kỹ thuật chăm sóc cũng như các loại sâu bệnh hoành hành. Bài viết dưới đây sẽ giúp đỡ bà con biết về các loại sâu hại cây sầu riêng và có biện pháp ngăn chặn kịp thời để cây sinh trưởng mạnh mẽ, tạo ra năng suất, chất lượng cao.

    1. Sâu ăn bông

    Đặc điểm hình thái : Sâu thuộc nhóm sâu róm, có nhiều lông, ở giữa lông có sọc đỏ, hai bên có sọc vàng. Sâu ăn cánh hoa, nhụy đực và nhụy cái làm cho hoa rụng.

    Giải pháp : Cần phun phòng cho cây trước mỗi đợt ra lộc non bằng các chế phẩm sinh học như BT (Bacillus thuringiensis). Thăm vườn thường xuyên, đặc biệt là giai đoạn sầu riêng làm bông. Cần phải loại bỏ những chùm hoa bị sâu ăn ra khỏi vườn.

    2. Sâu đục trái

    Đặc điểm hình thái : Thành trùng đẻ trứng trên các vỏ trái non. Ấu trùng nở ra thường chọn nơi gần cuống trái để đục vào bên trong trái. Sâu thường đục trái ngay khi trái còn nhỏ, trái sẽ bị biến dạng và bị rụng sau đó. Nếu tấn công vào trái đang phát triển thì sẽ làm mất phẩm chất của trái.

    Sâu đục trái sầu riêng

    Giải pháp :

    – Cần phải tiến hành cắt bỏ và thu gom các trái bị nhiễm bệnh mang đi tiêu hủy để tránh lây lan. Bà con nên phun phòng nấm định kỳ trước và trong thời gian cây mang trái bằng chế phẩm trừ sâu sinh học như BT (Bacillus thuringiensis).

    – Cắt tỉa cành lá hợp lý, tạo thông thoáng, có thể bao trái để hạn chế sâu hại tấn công.

    3. Rầy nhảy

    Đặc điểm : Trứng được đẻ vào trong mô của lá non, thành trùng có thể sống đến 6 tháng. Thành trùng và ấu trùng đều gây hại bằng cách chích vào lá non, chúng tập trung mặt dưới của lá. Lá bị hại thường có chấm nhỏ màu vàng sau đó bị khô và rụng.

    Rầy mềm gây hại sầu riêng

    Giải pháp :

    – Sử dụng phương pháp tưới bằng vòi phun nước mạnh lên các trồi non để rửa trôi ấu trùng và thành trùng.

    – Thăm vườn thường xuyên, nhất là giai đoạn sầu riêng ra đọt non để có các biện pháp xử lý kịp thời.

    – Cần phun phòng định kỳ cho cây trước mỗi đợt ra lộc non bằng cách sử dụng Các chế phẩm sinh học như BT (Bacillus thuringiensi).

    4. Rệp sáp phấn

    Đặc điểm hình thái : Rệp sáp có lớp sáp trắng bao phủ quanh thân. Gây hại trên trái còn non. Bằng cách bám vào cuống trái hoặc các rãnh giữa gai để hút nhựa, làm cho trái phát triển kém, bị biến dạng hay rụng. Tiết mật tạp là điều kiện nấm bồ hóng phát triển.

    Rệp sáp phấn sầu riêng

    Giải pháp :

    – Cắt tỉa, vệ sinh vườn thông thoáng để dễ phát hiện khi có rệp tấn công.

    – Bọc trái.

    – Áp dụng biện pháp sinh học duy trì những loại thiên địch có sẵn trong thiên nhiên như bọ rùa, ong để chúng ăn thịt rệp.

    – Khi phát hiện có nhiều rệp tấn công dùng nấm xanh nấm trắng kết hợp với nano đồng phun xịt đều lên các cành có rệp để diệt chúng.

    – Bón phân cân đối, giữ ẩm cho vườn vào mùa khô bằng cách phủ rơm hoặc cỏ lên trên đất.

    5. Nhện đỏ

    Đặc điểm hình thái : Nhện đỏ phát triển mạnh trong điều kiện  nóng ẩm của vùng nhiệt đới. Khả năng sinh sản khá cao, vòng đời rất ngắn. Gây hại bằng cách ăn biểu bì mặt lá tạo thành những chấm trắng li ti và tiết độc tố. Khi bị nhiễm nặng lá chuyển vàng và rụng ảnh hưởng đến khả năng ra hoa và đậu trái của cây.

    Nhện đỏ

    Nhện đỏ gây hại sâu riêng

    Giải pháp :

    – Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm sâu hại và có hướng giải quyết kịp thời.

    – Cần loại bỏ cây bị sâu hại nặng ra khỏi vườn để tránh lây lan.

    – Cần phải phun phòng cho cây trước mỗi đợt ra lộc non bằng chế phẩm trừ sâu sinh học như BT (Bacillus thuringiensi). Kết hợp với bổ dung dinh dưỡng qua lá bằng Acid amin. Để nâng cao sức đề kháng cho cây trồng.

    Nhìn chung các loại sâu hại trên cây sầu riêng đều ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây cũng như năng suất và chất lượng trái. Vì vậy điều quan trọng là phải thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu có điều kiện có thể phun thuốc ngừa định kỳ hàng tháng bằng CÁC CHẾ PHẨM SINH HỌC gần gũi với môi trường và người sử dụng.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận