0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Diệt tuyến trùng bằng phương pháp sinh học hiệu quả nhất

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 3 năm trước 795 lượt xem

Là dạng động vật không xương sống, thuộc ngành giun tròn. Tuyến trùng rất đa dạng về thành phần loài, sống ở nhiều môi trường sống khác nhau và chúng rất linh hoạt biến đổi khi môi trường sống thay đổi.

    Hiện nay, tuyến trùng phát sinh và gây hại đến rất nhiều diện tích cây trồng từ các loại cây công nghiệp như hồ tiêu, cà phê, cây ăn trái, rau màu, hoa kiểng,…. Bài viết sau đây xin cung cấp một số thông tin tìm hiểu về tuyến trùng gây hại cây và cách phòng trừ hiệu quả.

    1. Tuyến trùng là gì?

    – Là dạng động vật không xương sống, thuộc ngành giun tròn. Tuyến trùng rất đa dạng về thành phần loài, sống ở nhiều môi trường sống khác nhau và chúng rất linh hoạt biến đổi khi môi trường sống thay đổi.

     

    – Tuyến trùng trong nông nghiệp chia làm hai loại: Tuyến trùng có lợi (các loại giun, vi sinh ức chế, hỗ trợ phân giải) và tuyến trùng có hại (nhóm tuyến trùng ký sinh thực vật).

    2. Đặc điểm

    Do kích thước chỉ từ 0,5-2mm nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải quan sát chúng thông qua kính hiển vi.

    3. Cách thức gây hại:

    Chúng sống trong các mô tế bào cây trồng, chích hút, bơm các độc tố vào rễ cây làm rễ bị nghẽn mạch, phình to tạo nên các khối u sần hoặc bị hoại tử khiến cho khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây bị giảm từ đó khiến cây sinh trưởng kém, vàng lá và chết.

    4. Môi trường thuận lợi cho tuyến trùng phát triển:

    Chúng không thể tồn tại trong đất khô nhưng có thể sống được trong đất có độ ẩm 100% (loài Meloidofyne).

    Nếu rễ cây phát triển mạnh thì tuyến trùng có mật độ cao và ngược lại.

    Đất có kết cấu sét nhiều thì tỷ lệ tuyến trùng lớn hơn đất cát.

    Đất có độ PH thấp (đất chua) mật độ tuyến trùng nhiều hơn đất có độ PH cao.

    5. Hình ảnh mình họa triệu chứng trên cây bị tuyến trùng gây hại:

    Tuyến trùng gây hại trên cây phong lan

    Tuyến trùng gây hại trên của cà rốt.

    6. Dấu hiệu nhận biết

    Tuyến trùng tấn công trực tiếp vào bộ phận rễ của cây trồng, một số biểu hiện ban đầu của cây như sau: 

    + Cây kém phát triển, héo úa, thiếu sức sống.

    + Vì tuyến trùng cản trở sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây nên một số trường hợp ta sẽ thấy lá bị xoắn, vàng lá, rụng lá sớm, chết mầm.

    + Chúng thường không gây ra chết cây ngay nhưng làm cho cây trồng không thể phát triển bình thường, còi cọc. Và những triệu chứng cũng không xuất hiện đồng đều trên toàn vườn do mật độ phân bổ tuyến trùng không đều.

    + Không những thế, chúng còn tạo ra các vết thương khác nhau trên rễ cây, gián tiếp “mở đường” cho các vi sinh vật có hại khác xâm nhập dễ dàng hơn, khả năng cây bệnh cao hơn thậm chí là truyền vi rút gây hại cho cây.

    5. Biện pháp phòng trừ theo hướng sinh học:

    Áp dụng biện pháp luân canh, xen canh cây trồng, sử dụng giống sạch bệnh, giá thể làm bầy cây cần xử lý đảm bảo không có mầm bệnh.

    Tăng cường bổ sung phân hữu cơ được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma có tác dụng đối khác với tuyền trùng và nấm bệnh.

    Dùng các loại cây có tính kháng tuyến trùng có tác dụng gây ngộ độc và xua đuổi tuyến trùng như: Các loại cây họ đậu, rễ cây ruốc cá, hạt và lá cây sầu đâu rừng, cây bông cúc vạn thọ…

    Nếu đã xác định có mặt tuyến trùng trong đất và gây hại cây trồng cần khẩn trương tiêu hủy cây bị bệnh và xử lý đất trồng bằng một trong các loại thuốc có hoạt chất sau:

    Trichoderma sp.

    Chitosan.

    Abamectin.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận