0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Gỉai đáp thắc mắc về cây mắc ca

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 4 năm trước 243 lượt xem

Hiện nay, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đang triển khai Diễn đàn Hỏi – Đáp về cây mắc ca nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp, bà con những kiến thức về cây mắc ca, đồng thời là nơi để các doanh nghiệp, bà con gửi các câu hỏi, thắc mắc của mình tới các chuyên gi

    Giải đáp thắc mắc về cây mắc ca

    Hiện nay, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đang triển khai Diễn đàn Hỏi – Đáp về cây mắc ca nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp, bà con những kiến thức về cây mắc ca, đồng thời là nơi để các doanh nghiệp, bà con gửi các câu hỏi, thắc mắc của mình tới các chuyên gia trong lĩnh vực.

    Mới đây, Diễn đàn nhận được những câu hỏi như:

    Câu hỏi 1: Khi cây giống Mắc ca được đưa từ bầu ra ruộng trồng, người trồng có CẮT BỎ phần rễ đã bị cong dưới đáy bầu trước khi cho xuống đất để trồng không? Nếu CẮT BỎ phần rễ đã bị cong như vậy thì cây có bị các loại nấm hay tấn công vào phần rễ cây bị tổn thương đó không?

    Trả lời:

    – Đối với cây mắc ca trước khi đưa ra trồng cần phải cắt bỏ toàn bộ rễ cây dưới đáy bầu, ngoài việc tránh hiện tượng rễ cong còn cần phải cắt để kích thích ra rễ mới.

    Không những nên cắt bỏ phần dưới đáy bầu mà còn cắt bỏ cả các rễ xung quanh bầu nữa. Trước khi đưa cây đi trồng, ngừng tưới nước từ 4 đến 5 ngày, nhằm tránh vỡ bầu cây. Dùng dao sắc, đặt nghiêng bầu cây cắt hoàn toàn phần đáy bầu từ 0,5 đến 1 cm (tính từ dưới đáy bầu lên) nhằm cắt bỏ hoàn toàn số rễ cây bị mọc cong ở dưới đáy bầu. Sau đó bóc bỏ bao ny lông xung quanh bầu. Dùng dao cắt bỏ hoàn toàn số rễ mọc lòi ra xung quanh bầu đất, nhằm bỏ số rễ già, yếu để cây sinh ra rễ mới khỏe mạnh hơn.

    – Để phòng trừ có thể dùng dung dịch thuốc trừ nấm tưới vào bầu hoặc bơm xịt xung quanh bầu rồi mới lấp đất. Như vậy tránh được các loại nấm gây hại cho cây con khi trồng.

    Câu hỏi 2: Hiện nay tại Điện Biên có hiện tượng một số ít cây Mắc ca đang ở độ tuổi thứ 8 vẫn bị mối ăn chết cây, vì vậy xin hỏi các cách trị mối hiệu quả cho cây mắc ca trong thời kỳ kinh doanh?

    Trả lời:

    Trong chuyến đi công tác tại Trung Quốc vừa qua, đoàn có trao đổi với chuyên gia Trung Quốc về việc mối ăn rễ cây làm chết cây mắc ca thì được kết quả như sau:

    1. Giải thích hiện tượng

    – Đặc tính của mối là không ăn rễ, thân cây mắc ca tươi đang sinh trưởng phát triển bình thường. Vì vậy nguyên nhân làm chết cây là không phải do mối.

    – Cây mắc ca có thể bị nấm hoặc một số loài côn trùng khác tấn công, làm thối rễ, thối thân, sau đó rễ, thân khô mục rồi mối mới ăn phần rễ thân đó (giải thích cho việc tại sao đào rễ lên thấy rất nhiều mối).

    – Cũng có thể do mối đang ăn thân cây, cỏ mục quanh gốc mà làm người trồng lầm tưởng mối đang ăn cây mắc ca sau đó làm chết cây.

    2. Giải pháp 

    – Mặc dù có thể kết luận là không phải do mối, nhưng đó cũng là một trong những tác nhân nguy hiểm cho cây mắc ca, vì vậy cần có những biện pháp phòng trừ mối thường xuyên. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc phòng trừ mối, nhưng để an toàn cho người cũng như môi trường, khuyên người trồng nên sử dụng thuốc sinh học hoặc những biện pháp sinh học như bẫy bả mối.

    – Để hạn chế các hiện tượng thối rễ, thân các chuyên gia Trung Quốc khuyến cáo: Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh gốc, làm sạch gốc, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, thường xuyên thăm nom vườn cây để sớm phát hiện các triệu chứng của sâu bệnh hại, sau đó đưa ra phương án xử lý kịp thời.

    Câu hỏi 3: Vào tháng 7 – 8/2019 vừa qua một số vườn mắc ca được 1 – 1.5 năm tuổi, chủ yếu là giống QN, lại có hiện tượng vàng lá, lá chuyển sang vào vàng trắng bất thường. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

    Trả lời:

    – Đó là hiện tượng cây mắc ca giống QN bị sốc nhiệt

    – Triệu chứng: Lá non bị vàng, lá xoăn lại, có một số vết đốm, cháy, một số cành non có thể bị khô và chết, cành rụng lá.

    – Nguyên nhân: Do nhiệt độ quá cao trên 35 độ C, thời tiết khô nóng, do chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm.

    – Giải pháp khắc phục:

    + Khi nhiệt độ quá cao nên dùng các vật liệu che phủ gốc để tránh việc thoát hơi nước.

    + Đối với những đọt bị vàng, kiểm tra xem những đọt nào chỉ bị vàng mà vẫn phát triển bình thường thì để lại, một thời gian sau khi nhiệt độ ổn định lá sẽ xanh trở lại.

    + Đối với những đọt, lá bị xoăn, yếu, khô, có biểu hiện cháy lá thì nên cắt bỏ để dinh dưỡng của cây tập trung nuôi chồi mới, chồi mới sẽ xanh trở lại.

    Câu hỏi 4: Hiện tượng vàng lá, bạc lá, cháy bìa lá, cháy đọt xảy ra ở các vườn ươm đang là “vấn nạn kinh niên” của các chủ vườn ươm, mỗi nhà quản lý vườn ươm đều đưa ra những giải thích về nguyên nhân khác nhau như: do hạt non, vàng sinh lý, do giá thể, thiếu dinh dưỡng… nhưng tôi thấy chưa thuyết phục vì thiếu tính khoa học. Vậy mong các chuyên gia và các anh chị giải thích giúp đâu là tác nhân? nguyên nhân dẫn đến tác nhân? biện pháp xử lý hiệu quả như thế nào?

    Trả lời:

    Quy trình xử lý các cây bị vàng lám cháy lá

    Nguyên nhân:

    – Do bộ rễ cây có vấn đề, rễ chính có màu thâm đen, khô, không phát triển, rễ cám bị thối, không có dấu hiệu của rễ non phát triển. Cây không hấp thụ được dinh dưỡng qua rễ làm cho cây chậm hoặc không phát triển, mất cân bằng dinh dưỡng trong quá trình trao đổi chất do cây không thể lấy được các trung vi lượng trong đất do hệ rễ của cây có vấn đề, dẫn tới hiện tượng cây bị vàng lá, cháy rìa lá do thiếu vi lượng. Điển hình nhất là thiếu Fe, Zn, Ca, Mn, Magie…

    – Rễ cây bị thối tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập, gây nên bệnh vàng lá, rụng lá, cháy lá, cây chết.

    1. Quy trình chăm cây khắc phục bệnh vàng lá:

    – Kiểm tra xem cây bị vàng lá là do nguyên nhân gì? Nếu là do nấm bệnh, tuyến trùng thì cho tiến hành phun thuốc phòng trừ bệnh.

    – Nếu là thiếu dinh dưỡng, vi lượng cho tiến hành bón phân, phun vi lượng để bổ sung cho cây.

    – Nếu là do sốc nhiệt thì cho tiến hành khắc phục các yếu tố nội ngoại cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển..

    – Kiểm tra bộ rễ cây, đánh giá tình trạng bộ rễ, thể trạng cây, đánh giá mức độ tổn thương và khả năng phục hồi của cây là như thế nào. Đối với cây bị nặng, không thể phục hồi thì cho tiêu hủy. Cây bị nhẹ cho xếp riêng vào một khu vực để xử lý. Cho tiến hành cắt bỏ những ngọn cây bị hoại tử, quăn queo khô không thể phục hồi.

    – Xử lý giá thể bầu cây vàng: kiểm tra EC, pH, và tình trạng thoát nước của bầu giá thể. Nếu EC, pH thấp nên cải thiện giá thể bằng bón vôi và phân hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh để cải thiện thành phần giá thể. Giá thể bị úng nước, không thoát nước cho tiến hành xiết nước và xới xáo bầu cây. Sau khi kiểm tra và xử lý giá thể phải đảm bảo giá thể thoát nước tốt, EC, pH phù hợp cho cây phát triển.

    – Phục hồi bộ rễ: rễ cây bị cháy lá vàng lá đều có dấu hiệu rễ bị khô, đen, không có hoặc ít có rễ cám, vì vậy việc phục hồi bộ rể là rất cần thiết. Giai đọan này rễ cây không thể hấp thụ dinh dưỡng được nên việc cung câp dinh dưỡng chủ yếu phải cung cấp qua lá. Sử dụng phân bón lá với đầy đũ các thành phần dinh dưỡng để cây có thể sử dụng qua lá để nuôi cây. Nên sử dụng các loại phân có thành phần hữu cơ, axit amin để cây dễ hấp thụ và chuyển hóa. Nên kết hợp phun các chế phẩm kích thích ra rễ trong thời gian này để kích thích cây ra rễ non, tái tạo bộ rễ. Phun 7-10 ngày/lần.

    – Sau khi kiểm tra cây có dấu hiệu ra rễ non, các đọt non có dấu hiệu xanh trở lại, tức là cây bắt đầu hồi phục, cho tiến hành tưới gốc các dinh dưỡng, axit humic và chế phẩm vi sinh để kích thích bộ rễ cây hoạt động. Đối với tình trạng cây bị thiếu Vi lượng Fe, Zn… thì nên cho tiến hành phun bổ sung vi lượng trong thời gian ít nhất là 02 tháng, mỗi lần phun cách 7-10 ngày.

    – Thường xuyên kiểm tra giá thể không được để giá thể không thoát nước, ứ nước, hoặc quá khô, bị chai cứng.

    – Bón phân cân đối, định kỳ và nên bổ sung phân hữu cơ và axit humic vào trong thành phần giá thể.

    – Thường xuyên kiểm tra EC, pH định kỳ 7 -10 ngày lần.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận