0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Kỹ thuật hạn chế lộc đông và xử lý ra hoa trên cây bưởi

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 3 năm trước 286 lượt xem

Lộc đông thường ra nhiều vào những năm thời tiết rét muộn. Mưa ẩm kéo dài cũng rất dễ làm lộc đông phát triển. Nhất là những vườn chăm sóc dinh dưỡng chưa phù hợp khiến cây trồng bị mất cân đối dinh dưỡng. Việc hạn chế được lộc đông sẽ giúp cây bưởi phân

    Kỹ thuật hạn chế lộc đông và xử lý ra hoa trên cây bưởi

    Lộc đông thường ra nhiều vào những năm thời tiết rét muộn. Mưa ẩm kéo dài cũng rất dễ làm lộc đông phát triển. Nhất là những vườn chăm sóc dinh dưỡng chưa phù hợp khiến cây trồng bị mất cân đối dinh dưỡng. Việc hạn chế được lộc đông sẽ giúp cây bưởi phân hóa mầm hoa đúng thời điểm. Lộc đông nếu phát triển mạnh sẽ làm mất quá trình phân hóa mầm hoa khiến cây bưởi ra hoa đậu quả không đúng thời vụ. Hạn chê lộc đông và xử lý ra hoa trên cây bưởi rất quan trọng, hãy cùng nghiện cứu nhé .

    Vào thời điểm trước khi thu hoạch từ 10-20 ngày. Nếu quan sát thấy cây sinh trưởng mạnh và có những biểu hiện như bộ lá xanh dày, phiến lá căng rộng bất thường, xuất hiện nhiều cành vượt trong tán, mầm lộc, mầm sinh trưởng dinh dưỡng thì bắt buộc phải thực hiện biện pháp hãm lộc đông. Lộc đông phát triển sớm khiến quả mang trên cây bị giảm chất lượng (ăn nhạt, quả nhẹ, kém chắc quả). Một số biện pháp hãm lộc đông có thể áp dụng như sau:

    Cách 1: Xử lý bộ rễ trước khi xử lý ra hoa trên cây bưởi

    Xới đất xung quanh rễ. Xới theo hình chiếu tán của cây với độ sâu 15-25cm, rộng 25-35cm để làm đứt bộ rễ non ngoài cùng của cây (tùy chất đất, tuổi cây và từng loại cây tùy chỉnh kích thước trên). Nếu thấy nhiều rễ cọc phát triển có thể chặt bỏ luôn giúp cải tạo bộ rễ cho năm sau. Sau khi làm xong cần tưới CNX-CN để diệt trừ nấm bệnh trong đất tránh khả năng chúng xâm nhập gây hại qua các vết thương của rễ. Sau khi cuốc rễ, dùng nước vôi đặc quét xung quanh gốc cây, hạn chế côn trùng, xén tóc,…

    Cách 2: Hãm nước, chỉ tưới ẩm nước khi cây bắt đầu thời kỳ phân hóa mầm hoa

    Cách 3: Khoanh gốc, khoanh cành cấp một đê xử lý ra hoa cho cây bưởi

    Việc khoanh cành, khoanh gốc giúp làm đứt đột ngột mạch dẫn của cây. Mạch dẫn này là cầu nối cung cấp dinh dưỡng giữa rễ và cây. Khoanh 60 – 80% số lượng cành cấp một. Đây là phương pháp rất chủ động hãm lộc đông và giúp tăng độ ngọt cho quả. Thời điểm khoanh thích hợp nhất là trước hoặc sau thu hoạch 10-15 ngày tùy điều kiện thời tiết, tùy sức sinh trưởng của cây,…

    Lưu ý: Biện pháp khoanh gốc, khoanh cành phải áp dụng trước khi có lộc đông. Cây đã phát triển mầm lộc trên 70 – 80% không nên áp dụng biện pháp này. Khi thực hiện chỉ khoanh 1 vòng xung quanh thân sau đó sử dụng CNX-SIÊU ĐỒNG quét qua sau đó dùng băng dính đen quấn vết khoanh lại để chống nấm khuẩn gây bệnh. Tuyệt đối không bóc vỏ sau khi khoanh.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận