0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau xà lách

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 4 năm trước 1392 lượt xem

Rau xà lách là loại cây thân thảo. Rau xà lách có nhiều loại như: xà lách mỡ, xà lách xoăn lá lớn, xà lách lô tô xanh, xà lách lô tô tím... Trong đó, loại rau xà lách mỡ với ưu điểm dễ trồng, không cần chăm sóc nhiều, tốn ít chi phí và cho năng suất thu h

    Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau xà lách

     

    Rau xà lách là loại cây thân thảo. Rau xà lách có nhiều loại như: xà lách mỡ, xà lách xoăn lá lớn, xà lách lô tô xanh, xà lách lô tô tím... Trong đó, loại rau xà lách mỡ với ưu điểm dễ trồng, không cần chăm sóc nhiều, tốn ít chi phí và cho năng suất thu hoạch cao.

    Rau xà lách thích hợp với chu kỳ ngày dài. Từ lúc gieo hạt cho đến lúc cho thu hoạch trong khoảng từ 60 – 65 ngày.

    http://media.vietq.vn/files/ducmau/2016/11/21/ky-thuat-trong-cay-xa-lach.jpg

    Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau xà lách năng suất cao.

    Thời vụ gieo trồng rau xà lách

    Rau xà lách có thể trồng quanh năm và tốt nhất trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm nay cho đến tháng 4 sang năm đối với loại xà lách trứng và từ tháng 7 đến thoáng 2 đối với loại xà lách li. Nếu gieo từ tháng 3-4 có thể ăn vào mùa hè.

    Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng

    Sử dụng một số giống có năng suất cao, kháng sâu bệnh tốt như xà lách dún, xà lách búp Mineto...

    Xử lý hạt giống tr­ước khi gieo bằng Rorval, Aliette, Benlat C, Viben C. Lư­ợng giống gieo trồng (sau đó nhổ cấy lại) cho 500m2: 300g (600 g/1.000 m2). Sau khi gieo, phủ một lớp đất mỏng đã trộn phân chuồng hoai, phủ một lớp rơm mỏng. Mùa khô cần tư­ới đủ ẩm.

    Phư­ơng pháp tốt nhất: Xử lý hạt giống bằng chế phẩm Comcat (C.ty Lúa Vàng) sau đó gieo trên khay xốp hoặc khay nhựa, đặt trong vườn ­ươm, chăm bón khi cây đạt tiêu chuẩn cây giống thì chuyển qua ruộng sản xuất.

    Chuẩn bị đất trồng rau xà lách

    Có thể trồng xà lách trên nhiều loại đất khác nhau, chủ động t­ưới tiêu. Đất cần đ­ược cày xới, phơi ải 10 ngày- 15 ngày trước khi lên liếp.

    Nên xử lý vôi hoặc bột Dolomite, Silibore trư­ớc khi gieo trồng. Lư­ợng bón từ 40kg - 70 kg/ 1.000m2.

    Mùa mư­a cần che phủ đất bằng rơm hoặc bạt nilon để hạn chế cỏ dại và rửa trôi phân. Không nên trồng liên tục nhiều vụ rau xà lách trên cùng chân đất (cần luân canh với loại rau có củ hoặc có trái).

    Lên luống: cao 15-20cm, rộng 90cm, rãnh 30cm, đất mặt luống phải bằng phẳng, tơi xốp không gồ ghề để dễ phủ bạt nylon và đục lỗ trồng.

    Về công đoạn bón lót: Toàn bộ phân chuồng đã ủ hoai mục, bón với l­ượng 500 - 1.000 kg/ 1.000 m2 (hoặc phân hữu cơ chế biến với l­ượng 200kg-500 kg/1000m2). Phân hữu cơ + 50kg phân lân nội địa (lân nung chảy hoặc lân super) trộn đều và bón lót tr­ước khi trang bằng mạt luống.

    Phủ bạt: Dùng bạt kích cỡ 90cm, kéo căng, dùng ghim tre ghim thật chặt, hoặc đắp đất cố định bạt.

    Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau xà lách

    Về mật độ, khoảng cách trồng thích hợp cho xà lách: Cây cách nhau khoảng 15-20cm; hàng cách hàng khoảng 15-20cm. Mật độ 16.000-17.000cây/ 500m2 (32.000 - 34.000 cây/1 .000 m2).

    Khi cây có từ 2 - 3 lá thật, đem ra cấy, nên cấy vào lúc chiều mát. Cấy xong phun n­ước để cây chặt gốc.

    Lưu ý: L­ượng cây cần dự trữ khoảng 10% với cây nhổ để cấy lại & và dự trữ khoảng 2 % với cây trồng trong khay để trồng dặm nhằm bảo đảm mật độ.

    Trồng dặm: Tiến hành kiểm tra và trồng dặm ngay sau trồng khoảng 2-3ngày cho những cây chết, bị bệnh. Dặm vào lúc chiều mát, dặm xong phải tư­ới n­ước ngay.

    Kỹ thuật bón phân

    Tổng lượng phân cho 1000m2. Phân chuồng ủ hoai 500- 1.000kg (hoặc phân hữu cơ chế biến bón với lư­ợng = 200kg-500kg/1.000 m2); Lân nội địa: 50kg; Ure:12kg; Kali: 12kg; Bánh dầu (nếu có): 30kg.

    Bón lót: Toàn bộ phân chuồng hoặc phân hữu cơ 100 % phân lân, Bánh dầu 3kg Ure và 3kg Kali.

    Bón thúc:

    Lần l: (khi cây có 2 - 3 lá thật): Bón phân ure với l­ượng 3,0 kg

    Lần 2: 15 ngày sau gieo (NSG): 3kg ure pha với n­ước t­ưới đều

    Lần 3 : (20-25NSG): pha loãng 3,0 kg Ure +3kg Ka li tư­ới đều

    Chú ý: Tùy tình hình sinh tr­ưởng của cây có thể tăng hoặc giảm l­ượng phân cho phù hợp và sử dụng thêm phân bón lá NPK(30- 10- 10). Riêng lần thúc 3 thì xịt phân bón lá NPK (12-0-40+ 3ca) hoặc loại NPK (20-20-20).

    Tuyệt đối ng­ưng sử dụng phân bón tr­ước khi thu hoạch 8-10 ngày

    Biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho rau xà lách

    Sâu hại chính trên nhóm cây xà lách chủ yếu là sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh da láng. Với những loại sâu này nên sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh phòng trị như BT, VI-BT, Dipel, Delfin, Amectin, Acmenovate;Thiamectin, Centari . . .

    Bệnh hại chủ yếu là chết cây con, thối nhũn, đốm vòng nên sử dụng Aliette, COC85, Ridomil, Monceren, Validacine, Physan, Norshel phun phòng trị. Chú ý quan sát sớm. Liều l­ượng phun có ghi trên bao bì sản phẩm, chú ý ngừng phun thuốc tr­ước khi thu hoạch 8 - 10 ngày.

    Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản

    Thu hoạch: Sau khi cấy ra ruộng trồng từ 35-40 ngày có thể thu hoạch, không để quá già làm giảm chất l­ượng sản phẩm, khi thu dùng dao cắt sát gốc.

    Bảo quản: Bảo quản cẩn thận, tránh để sản phẩm bị dập nát và bụi bặm bám vào, nên đóng gói tr­ước khi vận chuyển; phải đảm bảo tư­ơi, sạch khi đ­ưa ra tiêu thụ.

    Lưu ý: Sau trồng 1 - 2 lứa rau, cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây bằng phân hữu cơ vi sinh với lượng 350-400 g/m2 hoặc 80-100 g/ khay kích thước 40x 60cm. Đất trồng tiến hành xới xáo lại và phơi khô trong 2-3 nắng để diệt nấm bệnh sâu hại.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận