0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Một số bệnh hại chính và cách phòng trừ trên cây rau màu vụ đông

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 3 năm trước 1222 lượt xem

Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới gây mưa nhiều, độ ẩm cao, mầm bệnh phát triển mạnh, cây trồng dễ phát sinh dịch bệnh. Người dân cần nắm được một số bệnh hại chính và cách phòng trừ trên cây rau màu vụ đông để hạn chế thiệt hại. 

    https://camkhe.phutho.gov.vn/upload/public/2017/10/27/MocSuongMai.jpg

    Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới gây mưa nhiều, độ ẩm cao, mầm bệnh phát triển mạnh, cây trồng dễ phát sinh dịch bệnh. Người dân cần nắm được một số bệnh hại chính và cách phòng trừ trên cây rau màu vụ đông để hạn chế thiệt hại. 
     

    Bệnh lở cổ rễ (héo rũ, thối gốc): Bệnh do nấm gây ra, gây hại trên nhiều loại rau họ thập tự, dưa, đậu, cà chua… và gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây trồng. Đối với giai đoạn cây con (sau gieo trồng 1- 3 tuần), nấm xâm nhiễm vào gốc làm thân bị teo tóp lại, trong khi lá vẫn xanh, sau vài ngày cây bị héo và chết. Giai đoạn cây lớn, nấm bệnh xâm hại vào mọi bộ phận của cây, đặc biệt là phần gốc thân và phần rễ, củ làm thối rễ, thối củ làm lá khô và rụng dần. Cây bị nặng phát triển chậm hoặc héo và chết. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ đất và không khí cao, nhiệt độ 25 - 300C. Để phòng trừ bệnh cần áp dụng triệt để IPM: Tập trung chăm sóc ngay từ giai đoạn cây con để cây khỏe; làm đất kỹ, lên luống cao, thoát nước tốt đồng thời tưới, tiêu hợp lý để đảm bảo độ ẩm đất; thu dọn sạch tàn dư cây trồng để hạn chế nguồn bệnh. Khi phát hiện bệnh, có thể sử dụng thuốc một số thuốc chứa hoạt chất như  Difenoconazole, Validamycin, Chitosa, Plyxin, Copper citrate... Ví dụ như: Amistar 250 SC, Vali 3SL, Starone 20WP, Tramy 2SL... để phun phòng trừ.

    Bệnh sương mai (mốc sương): Bệnh do nấm gây ra, gây hại trên nhiều đối tượng cây trồng đặc biệt cây họ cà, dưa, đậu đỗ, bầu bí. Bệnh gây hại từ giai đoạn cây con đến khi thu hoạch và hại ở tất cả các bộ phận của cây gồm cả lá, hoa và quả. Trời ẩm ướt, trên lá xuất hiện lớp mốc trắng ở mặt dưới vết bệnh. Bệnh phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện nhiệt độ từ 18 – 21OC, độ ẩm không khí cao, trời nhiều mây mù, có mưa phùn kéo dài. Để phòng trừ hiệu quả, cần chú ý áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM ngay từ đầu vụ như: Thu dọn tàn dư cây trồng, vệ sinh đồng ruộng bằng vôi bột, chọn giống cây con khoẻ, lên luống cao, thoát nước, bón phân chuồng hoai mục, bón cân đối giữa NPK, tránh tưới phun mưa. Khi bệnh mới xuất hiện cần dừng bón phân hóa học và thuốc kích thích sinh trưởng, khi tỷ lệ bệnh từ 10% trở lên có thể dùng một số thuốc thuộc nhóm hoạt chất các hoạt chất: Zineb, Mancozed, Metalaxyl –M,Azoxystrobin, Chlorothalonil, Dimethomorph, Chitosan,... ví dụ như: Zined Bul 80WP, Daconil 75WP, Novistar 360WP, Champion 77WP…. để phun phòng trừ. Nếu bệnh nặng phun 2 lần cách nhau 5 đến 7 ngày.

    Bệnh thối nhũn: Bệnh do vi khuẩn gây ra, vết bệnh ban đầu là vết nhũn nhỏ có màu nâu hoặc đen, sau đó vi khuẩn xâm nhập vào mạch nhựa đi vào thân cây làm thối mềm phần trong của cây, bệnh nặng làm cả cây bị thối nhũn. Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao, ruộng rau ngập úng. Bệnh thường xuất hiện ở những lá già trên rau họ thập tự, bắp cải vào cuốn,… Để phòng trừ hiệu quả, bà con cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM: Thu dọn tàn dư cây trồng, vệ sinh đồng ruộng bằng vôi bột, bón cân đối NPK, thăm đồng thường xuyên để phát hiện bệnh. Khi bệnh chớm xuất hiện, sử dụng một số loại thuốc chứa hoạt chất như Copper Oxychloride, Streptomycin  sulfate, Kasugamycin, Cucuminnoid, Gingerol,... ví dụ như: PN-Balacide 32WP, Starner 20WP, Visen 20SC, Kaisin 100WP, Agrilife 100SL,... để phun nhằm hạn chế bệnh lây lan gây hại.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận