0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Nguyên nhân chữa mãi, cây vẫn không hết bệnh?

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 3 năm trước 222 lượt xem

Bệnh hại trên cây có múi là điều khiến người trồng vườn lo lắng bởi nó ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng trái và hiệu quả kinh tế. Khi cây phát bệnh bà con thường tìm cách để chữa bệnh sớm cho cây. Tuy nhiên chữa mãi cây vẫn không hết bệnh, hằng năm

    Nguyên nhân chữa mãi, cây vẫn không hết bệnh?

    Bệnh hại trên cây có múi là điều khiến người trồng vườn lo lắng bởi nó ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng trái và hiệu quả kinh tế. Khi cây phát bệnh bà con thường tìm cách để chữa bệnh sớm cho cây. Tuy nhiên chữa mãi cây vẫn không hết bệnh, hằng năm lại tái phát, năm sau bệnh nặng hơn năm trước, Nguyên nhân do đâu?

    Thói quen chữa bệnh cho cây của người trồng vườn

    Cây bị vàng lá do thối rễ

    • Khi cây bị bệnh, triệu chứng bệnh thể hiện qua lá hoặc qua thân cây. Phát hiện các dấu hiệu này, bà con tìm cách chữa bệnh cho cây bằng cách sử dụng các loại thuốc hóa học để phun vào lá hoặc tưới vào gốc.
    • Thuốc hóa học có tác dụng nhanh, giúp khôi phục lại tình trạng cây như ban đầu. Tuy nhiên năm sau bệnh lại tái phát, biểu hiện bệnh năm sau lại nguy hiểm hơn năm trước, gây ra thiệt hại kinh tế càng lớn. Vì sao? Vì việc chữa bệnh này chỉ là chữa phần ngọn, cây chỉ hết bệnh trên lá, còn phân gốc phần nguyên nhân sâu xa vẫn bị bỏ qua mà không quan tâm đến.

    Nguồn gốc sâu xa của bệnh hại

    • Bệnh hại chỉ là phần bề nổi của vấn đề, còn nguyên nhân sâu xa đều xuất phát từ nấm bệnh hại trong đất vườn. Đất chết, đất thoái hóa là nguồn gốc cho tất cả các vấn đề bệnh hại trên cây trồng.

    Đất thoái hóa do canh tác sai cách

    • Đất chết là gì? Đó là loại đất chai cứng, không cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng cho cây phát triển, không đủ nước cho cây hấp thụ, không có môi trường sống tốt để cây ở.
    • Đất chết là môi trường thuận lợi để các loại nấm bệnh gây hại sinh trưởng và phát triển. Rễ cây trong môi trường này bị tổn thương, không hút được dinh dưỡng để nuôi cây, đồng thời tạo cửa ngõ cho nấm bệnh xâm nhập gây ra bệnh trên cây.

    Nguyên nhân khiến đất chết

    Không ai mong muốn đất trồng cây ngày càng thoái hóa, bạc màu. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan mà những hành động vô tình của chúng ta đang dần giết chết đất vườn.

    • Lạm dụng phân bón hóa học. Thời gian dài các chất độn trong các loại phân bón này làm cho đất dần trở nên chai cứng.
    • Tiêu diệt cỏ làm cho khi trời nắng mặt đất bị thiêu đốt, bỏng rát, rễ cây bị tổn thương. Khi trời mưa không có lớp phủ khiến chất dinh dưỡng lớp đất mặt bị rửa trôi, xói mòn.
    • Xới xáo quá kĩ, khiến cấu trúc đất bị phá vỡ, tầng đất canh tác bị suy thoái.

    Biện pháp để chữa bệnh hiệu quả

    Để phòng trừ, tiêu diệt sạch nấm bệnh hại, điều quan trọng không phải là dùng loại thuốc nào để phun, mà quan trọng là phải làm sao để cứu đất. Làm sao để biến đất chết trở thành đất sống, để giúp cây phát triển khỏe mạnh. Đất sống sẽ giúp cây trồng mạnh khỏe, cây trồng có sức đề kháng cao sẽ không bị nhiễm các loại sâu bệnh.

    • Để cỏ trong vườn để tạo lớp che phủ cho đất vườn, giúp đất luôn có độ ẩm, thoát nước tốt cho tầng đất sâu, phân tán các loại sâu bệnh hại trong đất.

    • Dùng cành cây tươi cắt nhỏ 3-5cm, rải vào vườn. Khi phân hủy sẽ tạo thành mùn cung cấp dinh dưỡng cho đất.
    • Không xới xáo đất quá kĩ để tránh phá vỡ cấu trúc đất trong vườn.
    • Bón nhiều phân hữu cơ, vi sinh, phân chuồng ủ hoai mục để cung cấp các chất mùn cho đất vườn, tăng độ tơi xốp
    • Sử dụng các quy trình cải tạo đất, bổ sung các chủng nấm vi sinh cơ lợi cho đất như Trichoderma, Chaetomium để tăng khả năng giải độc đất, cải tạo đất, đối kháng lại các nấm bệnh trong đất.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận