0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Phân bón sinh học - Trùn quế VUTA

Mã SP: ECS000972 | (0 đánh giá)

180.000₫

Dịch trùn quế VUTA là PHÂN BÓN cao cấp được áp dụng công nghệ nano tiên tiến theo công thức tối ưu, giúp cho cây trồng hấp thu triệt để dinh dưỡng từ trùn quế.

Số lượng:

Thanh toán: 180000.00

Hoặc gọi ngay để đặt mua: 0868.979.156 (8:00-21:00)

I. THÀNH PHẦN SẢN PHẨM

Khác hẳn các sản phẩm dịch trùn có trên thị trường hiện nay, việc ứng dụng công nghệ nano trong sản phẩm Dịch Trùn Quế VUTA tạo nên sự khác biệt lớn về mặt dinh dưỡng cũng như khả năng hấp thu. Thành phần có trong chai 1 lít dịch Trùn Quế VUTA bao gồm:

  • Dịch trùn quế Nano 60%.
  • Kẽm (Zn): 3000 ppm.
  • Nano chitosan 2%.
  • Nano vi lượng: Fe, Cu, Ca.

II. CÔNG DỤNG CÁC HOẠT CHẤT TRONG SẢN PHẨM

  • Dịch trùn quế VUTA là PHÂN BÓN cao cấp được áp dụng công nghệ nano tiên tiến theo công thức tối ưu, giúp cho cây trồng hấp thu triệt để dinh dưỡng từ trùn quế.
  • Nano Chitosan và Nano vi lượng (Fe, Cu, Ca) giúp tăng sức đề kháng cho cây trồng, từ đó giúp cây hạn chế nấm bệnh và tuyến trùng.
  • Kẽm (Zn) được bổ sung với lượng vừa đủ (3000 ppm) giúp tăng hiệu quả hấp thu đạm sinh học có trong dịch trùn một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. 
  • VUTA dùng hiệu quả cao cho tất cả cây trồng, hiệu quả cho tất cả giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
  • VUTA bổ sung dinh dưỡng giúp xanh mượt lá, tươi hoa, đẹp quả, sáng chắc hạt/củ.
  • VUTA giúp cây đâm chồi, phát triển, tăng cường đậu trái.

Đối với ra hoa - đậu quả:

  • Nâng cao khả năng thụ phấn và kéo dài thời gian sống của hạt phấn.
  • Bổ sung Bo trong dung dịch trùn quế giúp tăng cao hiệu quả của sự tự thụ phấn.
  • Làm tăng tỷ lệ đậu trái.

Nâng cao hiệu lực của nguyên tố vi lượng:

  • Hấp thụ bởi cây trồng một cách nhanh chóng và hiệu quả cao.
  • Tăng hiệu quả trong việc vận chuyển từ rễ, lá đến các bộ phận khác trong cây.
  • Cải tạo và giúp cân bằng pH của đất.
  • Tăng năng suất của cây trồng và giảm chi phí đầu tư khi kết hợp chung với các hóa học (giảm một nửa lượng phân bón).

Các đạm amin sinh học có trong trùn quế:

  • Alaline: Làm tăng quá trình tổng hợp chất diệp lục, điều hoà quá trình đóng mở khí khổng và tăng sức chịu đựng với hạn hán. Alaline đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra đường, chuyển hoá của hoóc môn sinh trưởng và trong cơ chế làm tăng khả năng chống chịu vi rút của cây. Đặc biệt axit amin này còn là axít amin tham gia tạo ra hương thơm và thúc đẩy quá trình ra hoa, tăng chất lượng quả.
  • Arginine: Làm tăng quá trình phát triển rễ và tăng khả năng chịu hạn, chịu mặn. Thúc đẩy quá trình tạo ra hoa và tạo quả. Là chất dẫn suất tạo ra polyamin và đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn nhân rộng tế bào. Arginine duy trì mức tối ưu của ni tơ và năng lượng trong tế bào nhất là khi nó chia tách và phát triển.
  • Cysteine: Thành phần lưu huỳnh trong protein là thành phần quan trọng để cây phát triển. Cystein còn là axít amin trung gian để cây trồng tổng hợp methionine để tạo một số thành phần tạo ra chất lượng sản phẩm, ví dụ như hương thơm.
  • Glutamic acid: Làm tăng quá trình tạo ra chất diệp lục và hoạt hoá cơ chế tự bảo vệ chống lại sâu bệnh, tăng khả năng chịu hạn, là dạng năng lượng cho quá trình phân giải trong cây trồng. Loại axit amin này là chất chelate rất hiệu quả, cần thiết cho quá trình nảy mầm và tăng chiều dài mầm. Đây chính là nhân tố thúc đẩy quá trình mở khí khổng, là chất tạo ra lá xanh và tổng hợp chất diệp lục. Glutamic Acid còn là tiền chất để tổng hợp proline và arginine.
  • Glycine: Tạo ra lá xanh và tổng hợp chất diệp lục, tăng chất diệp lục trong lá dẫn đến tăng quang hợp, là axít amin thúc đẩy quá trình ra hoa. Glycine là chất chelate rất hiệu quả, làm tăng khả năng chịu hạn. Glycine tham gia quá trình tổng hợp Gibbereline, là một hoóc môn sinh trưởng quan trọng. Trong quá trình tổng hợp protein, Glycine đóng vai trò như chất dẫn suất.
  • Histidine: Điều chỉnh quá trình đóng mở khí khổng, cung cấp thành phần các bon để tổng hợp hoóc môn sinh trưởng. Histidine hỗ trợ qúa trình chín của quả. Amin này còn đóng vai trò chất chelate hoá trong cây và là chất vận chuyển các ion kim loại.
  • Leucine: Làm tăng khả năng chịu mặn, tăng khả năng phát triển của phấn hoa và quá trình nảy mầm. Leucine còn là axít amin tham gia tạo ra hương thơm và tăng chất lượng quả. Leucine còn có khả năng kích hoạt khả năng tự về trước sự tấn công của sâu bệnh.

TẠI SAO LẠI DÙNG CHITOSAN DẠNG NANO?

  • Thứ nhất, chitosan dạng Nano giúp đi sâu vào tế bào cây để phát huy hiệu quả kích thích hệ miễn dịch tốt nhất. Chitosan được bổ sung vào phân bón giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
  • Thứ hai, chitosan dạng Nano giúp giữ hoạt lực chitosan lâu nhất.
  • Thứ ba, chitosan dạng Nano có hoạt tính diệt khuẩn trực tiếp gấp từ 80-100 lần, chitosan dạng hòa tan nên tăng cường khả năng tiêu diệt mầm bệnh trực tiếp.
  • Thứ tư, chitosan dạng Nano tạo ra cơ chế dẫn truyền. Nano chitosan liên kết yếu với các amino acid, ure, NPK khiến chitosan dạng Nano khi sử dụng với phân bón sẽ tạo ra phân bón Nano. Điều này nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và giảm đi chi phí giá thành sản xuất. Đồng thời chitosan là chất kích thích sinh trưởng tự nhiên nên giúp cây sử dụng phân bón hiệu quả hơn.

Chtiosan là chất có khả năng kích hoạt các cơ chế phòng thủ của cây. Khi sử dụng chitosan, cây trồng sẽ có 1 loạt biến đổi về vật lý và sinh lý học. Thay đổi vật lí là sẽ giảm khe hở khí khổng, giảm khả năng tiếp cận của nấm vào mô tế bào lá. Các tế bào bảo vệ của lá sẽ tạo ra H2O2, để phản ứng lại với sự giảm khe hở khí khổng. Nồng độ acid phenolic trong lá, đặc biệt ferulic acid sẽ gia tăng đáng kể khi gia tăng nồng độ chitosan. Nồng độ lignin trong lá cũng sẽ tăng cao. Các tiền chất của lignin như pcourmaric, ferulic acid, sinapoc acid và phenolic acid có khả năng kháng khuẩn đều bị kích hoạt bởi chitosan.

Chitosan cũng giúp giảm quá trình xâm nhập của nấm F. gramieraum và gia tăng khả năng kháng bằng cách kích hoạt quá trình hình thành lignin và các phenolic. Bản thân các oligogalacturonic là sản phẩm của quá trình phân giải thành tế bào cây do enzyme pectic của vi khuẩn tiết ra do đó khiến cây tạo ra cơ chế bảo vệ.

Chitosan có khả năng liên kết các kim loại và khoáng (như Fe, Cu, Ca) giúp tránh mầm bệnh xâm nhập, gây ức chế quá trình sinh sản và tạo ra độc tố.

Chitosan còn tạo phức với mycotoxin (độc tố do nấm tiết ra), giúp giảm tổn hại ở tế bào chủ do độc tố nấm.

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

ĐỐI TƯỢNG

LIỀU DÙNG

CHU KỲ

Cây rau màu

 Pha 1 lít dịch trùn VUTA cho 500 - 1000 lít nước.

 Dùng 0,5 - 1 lít/ha/lần.

Phun 7 - 10 ngày/lần.

Cây ăn quả

Cây công nghiệp

 Pha 1 lít dịch trùn VUTA cho 500 - 1000 lít nước.

 Dùng 1 - 2 lít/ha/lần.

Phun 15 - 30 ngày/lần.

Hoa, cây cảnh

 Pha 1 lít dịch trùn VUTA cho 500 - 1000 lít nước.

 Dùng 0,5 - 1 lít/ha/lần.

Phun 1 - 2 lần/tuần.

Lúa, bắp

 Pha 1 lít dịch trùn VUTA cho 500 - 1000 lít nước.

 Dùng 0,5 - 1 lít/ha/lần.

Phun 15 - 30 ngày/lần.

 

 

0 Đánh giá

Chọn đánh giá của bạn
Mã xác nhận

Tin tức liên quan