0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Phòng trừ sâu bệnh hại rau vụ Đông

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 3 năm trước 487 lượt xem

Nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, các hộ trồng rau cần lưu ý thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cho cây rau màu, cụ thể như sau:

    Nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, các hộ trồng rau cần lưu ý thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cho cây rau màu, cụ thể như sau:

    Bọ nhảy là đối tượng sâu hại chính trên cây rau họ cải

    1. Bọ nhảy hại rau họ thập tự (su hào, bắp cải, súp lơ…) 

    Bọ nhảy là đối tượng sâu hại chính trên cây rau họ cải, hoạt động chủ yếu vào lúc sáng sớm và chiều mát. Trưởng thành ăn phần thịt lá tạo thành những lỗ nhỏ li ti, khi mật độ cao có thể ăn hết cả lá chỉ để lại gân lá, làm cho lá xơ xác. Sâu non bọ nhảy sống trong đất ăn hại rễ và củ tạo thành những đường lõm ngoằn ngoèo hay từng lỗ sâu làm cho cây bị còi cọc, dễ bị héo, thối gốc và thối củ. Để phòng trừ bọ nhảy có hiệu quả cần áp dụng nhiều biện pháp:

    Biện pháp canh tác: Dẫn nước vào ngâm ruộng trước khi trồng để tiêu diệt nhộng sâu trong đất, dùng màng ni lông che phủ đất, luân canh với cây trồng khác không cùng ký chủ. 

    Biện pháp hóa học: Khi mật độ bọ nhảy gây hại cao, có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có nguồn gốc sinh học, thời gian cách ly ngắn được phép sử dụng tại Việt Nam  có chứa các hoạt chất: Abamectin, Emamectin benzoate, Azadirachtin,… như: Shertin 3.6EC, Dylan 2EC, Cantex 3.6EC, Reasgant 3.6EC…  

    2. Bệnh thối nhũn vi khuẩn trên rau:

    Bệnh hại chủ yếu trên cây rau họ cải, thường xuất hiện trong điều kiện ẩm độ cao (mưa nhiều hoặc ngập úng, mật độ trồng dày, ruộng thoát nước kém), nhiệt độ từ 20 - 30°C, bệnh hại nặng trên những ruộng rau bón thừa đạm, bón phân không cân đối N-P-K. Bệnh do vi khuẩn Erwinia carotovora gây hại, làm cho bộ phận của cây như lá, thân, rễ bị thối, cây bị chết nhanh chóng. 

    Nguồn vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong tàn dư cây bệnh, trong một số loài kí chủ trên đồng ruộng, bám dính vào dụng cụ canh tác. Lây lan trong môi trường nhờ gió, nước, côn trùng và hoạt động của con người. Chúng xâm nhập vào cây trồng qua vết thương. Vết bệnh ban đầu có dạng giọt dầu, dần dần biến màu nâu nhạt, sau đó lan rộng và thối nhũn, trong có dịch nhầy và có mùi thối. Để phòng trừ bệnh thối nhũn có hiệu quả cần áp dụng nhiều biện pháp:

    - Biện pháp canh tác: sử dụng giống khỏe, không nhiễm bệnh; thu dọn tàn dư cây trồng và thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ cây bị bệnh; làm đất kỹ, phơi ải và rải vôi trước khi trồng 10 - 15 ngày; lên luống cao, thoát nước tốt, có rãnh tưới nước; trồng rau với mật độ hợp lý, không trồng quá dày; bón phân cân đối, hợp lý, tránh bón thừa đạm; tăng cường bón phân hữu cơ có trộn chế phẩm nấm Trichoderma là loại nấm đối kháng với một số loại nấm gây bệnh trong đất; sử dụng lưới hoặc mái che sẽ có tác dụng hạn chế lực của hạt nước mưa, nước tưới sẽ tránh làm rách, gẫy thân, lá; tạo hệ thống rãnh điều tiết nước hợp lý, không để ruộng bị ngập úng.

    - Biện pháp hóa học: Khi bệnh chớm xuất hiện, có thể sử dụng các loại thuốc BVTV được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV ở Việt Nam để phun phòng trừ như: Kamsu 2SL (4SL), Forliet 80WP, Kasai 16.2SC, Bonny 4SL, Supermil 50WP, Kaisin 100WP…

    3. Bệnh sương mai (hại cà chua, rau thập tự…):

    Bệnh do nấm gây ra, nhiệt độ thích hợp 15 - 18oC, ẩm độ cao, trời âm u có mưa phùn hoặc sương mù tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại. Giai đoạn cây con: trên lá xuất hiện các đốm nhỏ màu vàng, sau chuyển sang màu nâu; lá bị bệnh chuyển vàng và rụng. 

    Giai đoạn cây lớn: xuất hiện những vòng màu vàng ở giữa các gân lá chính, trên đó có lớp mốc như lông mịn màu xanh đen; vết bệnh ở dưới mặt lá được bao phủ một lớp trắng xốp như sương mai vết bệnh lan rộng liên kết với nhau thành vệt lớn làm lá chuyển màu nâu vàng, nhăn nheo; sau đó, khô lại chuyển màu nâu hoặc đen. Bệnh nặng gây rách các mô tế bào, có thể làm lá bị biến dạng, cây phát triển yếu, lá héo khô, vàng rụng; trên củ su hào các vết bệnh màu xám hoặc nâu, mô chỗ vết bệnh bị nứt.

    Để phòng trừ hiệu quả cần: Thu gom và tiêu hủy tàn dư cây trồng mang nguồn bệnh sương mai để hạn chế nguồn lây lan; xử lý hạt giống trước khi gieo trồng; sử dụng giống khỏe, sạch bệnh, giống chống chịu; bón phân đúng kỹ thuật, bón cân đối và hợp lý, đúng thời kỳ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt, tăng sức đề kháng với bệnh sương mai; gieo trồng mật độ hợp lý, đảm bảo ruộng rau đủ ẩm, không đọng nước, luân canh cây khác họ để hạn chế bệnh phát sinh; dùng các chế phẩm có chứa nấm đối kháng Trichoderma để phòng bệnh. Khi tỷ lệ bệnh hại cao, sử dụng một trong các loại thuốc hoá học sau: Amistar® 250 SC, Aliette 80 WP, Anvil 5SC, Daconil 75WP, Arivil 55 SC…

    - Lưu ý: Tuân thủ thời gian cách ly khi sử dụng thuốc BVTV theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận