0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Phòng trừ sinh vật hại đậu cove, đậu đũa

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 4 năm trước 1384 lượt xem

Các loại rau đậu phổ biến như đậu cove, đậu đũa (còn gọi là đậu que) được người tiêu dùng ưa thích, tuy nhiên người tiêu dùng cũng quan tâm đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong trái đậu. Một số kinh nghiệm chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại trên đậu c

    Kinh nghiệm phòng trừ sinh vật hại đậu cove, đậu đũa theo quy trình sản xuất an toàn trong vụ Hè Thu

    Các loại rau đậu phổ biến như đậu cove, đậu đũa (còn gọi là đậu que) được người tiêu dùng ưa thích, tuy nhiên người tiêu dùng cũng quan tâm đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong trái đậu. Một số kinh nghiệm chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại trên đậu cô ve, đậu đũa như sau:

     
     

     Bà con nên phủ bạt nylon để hạn chế cỏ dại và dòi đục lá. Để giảm chi phí, tăng thu nhập trong điều kiện giá phân bón tăng cao, bà con nên tận dụng các nguồn phân hữu cơ sẵn có, tuy nhiên cần phải ủ hoai mục. Ngoài ra, việc sử dụng phân hữu cơ còn làm tăng chất lượng trái, lưu ý sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng đúng theo quy định. Tưới nước đầy đủ để cây sinh trưởng tốt, đặc biệt lưu ý trong thời điểm cuối mùa khô, điều kiện thời tiết khô nóng, phải tưới đủ nước trong thời kỳ ra hoa, đậu quả.

    Những loài sâu bệnh hại phổ biến trên cây đậu cove, đậu đũa gồm ruồi đục lá, bọ trĩ, nhện đỏ, rầy mềm, sâu đục quả, bệnh hại gồm bệnh chết cây, bệnh đốm lá,  Trong đó sâu đục quả là đối tượng khó phòng trị nhất.

    Đối với việc phòng trừ ruồi đục lá, bọ trĩ, nhện đỏ đã trình bày trong bài kinh nghiệm phòng trừ sinh vật hại đối với dưa leo. Dưới đây xin trình bày biện pháp phòng trừ một số sâu bệnh khác trên đậu cove, đậu đũa:

    - Rầy mềm trưởng thành và rầy non chích hút nhựa các chồi, lá non, nụ và quả làm đọt non bị hại không phát triển được, lá non bị hại thường bị nhăn nheo, co dúm. Khi mật độ cao có thể dùng thuốc hoá học phun khi cần thiết như Sagomycin,  Bascide ….

    Rầy mềm (Rệp cải) | <b>Nami </b>farm - Nông nghiệp từ tâm

    - Ruồi đục thân: Ấu trùng đục vào lõi thân cây từ phía ngọn xuống gốc làm cây héo và chết, nếu bị gây hại nặng có thể phải gieo trồng mới hoàn toàn, ruồi thường  gây hại nặng vào giai đoạn cây con ở mùa khô. Có thể sử dụng các loại thuốc như Actara, Oshin, Pegasus ,….

    - Sâu đục trái: Sâu non ăn các nụ, hoa, quả, lá non và các chồi cây đậu, sâu gây hại khi cây bắt đầu có nụ hoa, nụ quả cho tới khi cây hết cho trái. Sâu non đục thẳng vào nụ và hoa ăn phá nhụy và các cánh hoa bên trong hoặc đục vỏ  quả chui vào trong ăn thịt quả và hạt.

    Đây là đối tượng khó phòng trị nhất trong các loài sâu hại đậu đỗ, do khi phát hiện thì sâu đã đục vào trong trái, muốn phòng trị có hiệu quả cần phòng trị ấu trùng khi chưa đục vào trái, nên phòng trị khi cây ra hoa. Có thể dùng thuốc (khi đã có 50% hoa của đợt 1 đã đậu quả) và để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, trong thời gian có trái chỉ nên dùng có loại thuốc gốc vi sinh, thảo mộc, thuốc có thời gian cách ly ngắn như như Biocin, Actame,Confitin  …

    Các loại bệnh đốm lá, thán thư hại lá phát triển mạnh trong mùa mưa, làm cây mau tàn, giảm năng suất, ngoài biện pháp bón phân đầy đủ cây sinh trưởng tốt, khi phát hiện có thể sử dụng các loại thuốc sau: Benzeb, Carbenzim, Alpine …..         

        Lưu ý: Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật phải đọc kỹ nhãn thuốc trước khi dùng, đảm bảo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly.

                                        ThS.  Lê Minh Dũng

                                  Trưởng phòng Nông nghiệp - Sở Nông nghiệp và PTNT

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận