0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Phương án hồi sinh, giải cứu cho cây trồng sau khi bị ngập úng, lũ hụt

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 3 năm trước 247 lượt xem

Đối với thời tiết nước ta thời điểm từ tháng 8 đến tháng 12 là quãng thời gian thường gặp phải hiện tượng mưa lũ, đây là một điều khó khăn đối với các hộ làm vườn. Đối với những khu vực có địa hình thấp, tỉnh trạng mưa lớn kéo dài thì tình trạng ngập úng

    Đối với thời tiết nước ta thời điểm từ tháng 8 đến tháng 12 là quãng thời gian thường gặp phải hiện tượng mưa lũ, đây là một điều khó khăn đối với các hộ làm vườn. Đối với những khu vực có địa hình thấp, tỉnh trạng mưa lớn kéo dài thì tình trạng ngập úng nguy cơ xảy ra rất là cao. Vậy phải làm sao để cây trồng khỏe mạnh sau khi bị lũ lụt? Cách hồi sinh cây trồng sau khi bị úng nước. Cách cứu cây trồng sau khi bị gập úng? Nên sử dụng những loại phân gì cho cây sau khi bị ngập lũ? Các loại phân tăng sức khỏe cho cây sau mùa mưa lũ?...

    Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn tìm được phương pháp tốt nhất để hồi phục lại vườn cây nhà bạn sau khi bị ngập úng do mưa lũ gây nên.

    https://chelatevietnam.com/Uploads/Images/Image_4782.ngap-ung..jpg

    Ngập úng, lũ lụt - một vấn đề lo ngại đối với nông dân

    1. Phương pháp hồi sinh đối với cây lâu năm sau khi bị ngập, úng do lũ

    - Khi vườn cây bị ngập úng cần tiền hành đào rãnh ngay, sớm khơi thông dòng chảy, bơm hút nước nhanh ra khỏi líp, vườn cây.

    - Đối với các vườn đã rút nước cần tập trung xới nhẹ, phá vỡ lớp váng, lớp đất mặt (vùng tán cây) giúp đất thông thoáng, giúp cây sớm cải tạo lại bộ rễ.

    - Các cây, cành cây ngã gãy, cây quá yếu, nhiều cành vô hiệu có thể tỉa, vứt bỏ, thu dọn để tạo sự thông thoáng và tránh sự tiêu hao dinh dưỡng, tập trung nuôi các cây, cành khỏe mạnh.

    - Quan sát chú ý theo dõi sát sao các biểu hiện trên cây trồng để theo dõi sớm phát hiện ra các loại sâu bệnh hại tấn công để có phương pháp phòng chữa kịp thời.

    - Tiến hành quét vôi quanh thân cây, độ cao khoảng 0.5-1.5m (tùy theo giai đoạn sinh trưởng), tính từ mặt đất để tránh sự xâm nhiễm của các loại nấm bệnh. 

    - Đối với trường hợp cây trồng đang ở giai đoạn quả non hoặc giai đoạn quả đang phát triển có thể phun các loại vi lượng như: Fe, Bo, Ca, Cu, B, Zn… để tránh được tình trạng nứt, rụng quả.

    2. Cách khắc phục sau lũ lụt, ngập úng đối với các loại cây hằng năm

    - Áp dụng tối đa mọi khả năng, các biện pháp như công hạ mức trên hệ thống tưới tiêu, dỡ bỏ vật cản, khoanh vùng, bơm tát ... để tiêu nước.

    - Đối với các loại cây màu như: lạc, ngô, đậu tương, khoai lang.. sau khi rút nước cần tiền hành vệ sinh đồng ruộng, xới xáo phá đi lớp váng bề mặt, bón các loại phân bón hữu cơ, NPK, vi lượng cho cây nhanh hồi phục

    - Đối với diện tích các loại cây trồng bí, ớt, dưa chuột, cà chua… cần chăm sóc cẩn thận, tránh được hiện tượng héo xanh, lở cổ rễ … bằng các biện pháp như sau:

    - Vệ sinh đồng ruộng các cây bị héo, dựng cây nhẹ nhàng để hạn chế đứt rễ, đắp gốc cho cây, đối với các loại cây quá yếu hạn chế tác động làm ảnh hưởng đến cây.

    3. Các loại phân bón, hóa chất nên sử dụng cho cây sau khi bị ngập úng, lũ lụt.

    - Đối với cây trồng sau khi bị ngập úng, lũ lụt sức khỏe của cây trồng bị ảnh hưởng rất nhiều. Cây sẽ bị thiếu O2 để hô hấp, không thực hiện được quá trình quang hợp lúc này cần phải có phương án cụ thể chăm sóc và áp dụng những kỹ thuật cho cây trồng. Sau đây là một số loại phân bón chất điều hòa sinh trưởng có thể sử dụng giúp cây nhanh hồi sinh, giảm stress, giải độc cho cây trồng, cải tạo hệ đất, ổn định sức khỏe: 

    Biện pháp 1: Dùng hoạt chất có nguồn gốc hữu cơ để tưới/phun lên cây trồng, ví dụ như: Kali Humate, dịch rong biển dạng bột, Amino axit... các loại thuốc (hoạt chất) này giúp cây trồng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giảm stress trên cây trồng, giúp cây hồi phục nhanh chóng và hiệu quả. . Lượng dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

    Biện pháp 2: Dùng các chất giảm ngộ độc dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe cho cây như: Compound Nitrophenolate, Vitamin B1 (Thiamin), Auxin Diethyl Amimoethyl Hexanote (Cytokinin DA6)... Sử dụng các loại chất này để tưới/phun lên cây trồng giúp cây hồi sinh nhanh chóng, có thể tiếp tục sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh cho năng suất cao. Liều dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

    Biện pháp 3: Kết hợp hoạt chất giải độc và hồi sinh cây trồng: Kết hợp Compound Nitrophenolate với dịch rong biển dạng bột hoặc kết hợp Cytokinin DA-6 với Kali Humate với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

    Nồng độ khuyến cáo của các loại phân bón, hóa chất khi sử dụng cho cây trồng cụ thể như sau: 

    - Bột rong biển: Nồng độ khuyến cáo sử dụng dịch rong biển là pha loãng 1000 - 1200 lần, tương đương 10g/12 lít nước.

    - Compound Nitrophenolate 98% (Atonik đậm đặc): Nồng độ thích hợp sử dụng Compound Nitrophenolate 98% là 6 - 10ppm, tương đương 6 - 10mg/L.

    - Auxin Diethyl Amimoethyl Hexanote (Cytokinin DA6 98%): Nồng độ thích hợp pha chế và sử dụng Auxin Diethyl Amimoethyl Hexanote (Cytokinin DA6 98%) là 5 - 20ppm, tương đương 5 - 20mg/L.

    - Vitiamin B1: Nồng độ phù hợp phun Vitamin B1 (Thiamin 99%) là 2 - 3 ppm, tương đương mg/L.

    - Tưới hoặc phun đều lên 2 mặt lá và thân cây, phun định kỳ 7 - 10 ngày một lần.

    Sử dụng các loại trên đúng theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất, sử dụng đúng cách, áp dụng đúng kỹ thuật cơ bản. Sau khi sử dụng theo dõi cây thường xuyên để nắm bắt được kịp thời tình trạng của cây trồng.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận