0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Quả vải bị chàm đen

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 3 năm trước 358 lượt xem

Cơ chế gây hại: Bệnh sương mai hại vải phát sinh từ thời kỳ ra Hoa và phát triển mạnh ở thời kỳ đậu quả cho đến phát triển quả. Bệnh biểu hiện triệu trứng rõ nhất là ở thời kỳ quả già và chín. Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi (Thời tiết âm u, độ ẩm c

    Quả bị chàm đen nhưng không bị rụng, số lượng bị nhiều. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục? Mọi năm quả rất đẹp nhưng năm nay quả gần chín thì trên vỏ quả xuất hiện vết nám, sau đó chuyển sang màu chàm xanh. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

    Cách khắc phục hiện tượng quả vải bị chàm:

    Theo như mô tả của bà con nông dân thì hiện tượng quả Vải khi già chín bị hiện tượng “chàm quả” hay “nám quả” làm giảm chất lượng quả, mẫu mã xấu. Đây chính là bệnh sương mai hại vải, bệnh này do nấm Peronophythora litchii gây ra. Nấm có cành bào tử nang phân nhánh kiểu chạc đôi vài lần, cuối cùng cành nhỏ dần đến nhọn ở cuối. Bào tử nang hình trứng hoặc gần tròn, màu nhạt, kích thước 22-30 x 15-23mm.

    Cơ chế gây hại: Bệnh sương mai hại vải phát sinh từ thời kỳ ra Hoa và phát triển mạnh ở thời kỳ đậu quả cho đến phát triển quả. Bệnh biểu hiện triệu trứng rõ nhất là ở thời kỳ quả già và chín. Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi (Thời tiết âm u, độ ẩm cao, mưa phùn) bào tử nấm phát triển thành cành bào tử đâm xuyên vào các tế bào vỏ quả ngay từ giai đoạn phát triển cho đến quả già và chín. Tế bào vỏ quả bị mất nước, cấu trúc bị phá vỡ, thành tế bào không còn nguyên vẹn dẫn đến lớp vỏ quả ngoài bị sừng hóa có màu đen, xám đôi khi khô lại và chậm phát triển nếu gặp mưa các tế bào bị sũng nước và gây ra các vết chàm(nám) trên quả hình đa giác kéo dài không đều nhau làm giảm phẩm chất của quả.

    Biện pháp phòng trừ:

    Cần tiến thành đồng thời các kỹ thuật chăm sóc sau đây:

    Thứ nhất: Thời kỳ sau thu hoạch

    Cắt tỉa tạo tán thong thoáng, loại bỏ những cành vô hiệu, cành sâu bệnh. Đối với những cây lâu năm cần đốn sâu để trẻ hóa cây.

    Phun một trong những loại thuốc BVTV sau để phòng bệnh cho cây, có thể phun 2-3 đợt: Boordeaux 1%; Ridomil 72 WP, Ricide 72 WP, Arygeen, Daconil, Antracol 70WP, Manage 5 WP, Bavistin 50SL; Carbezim 50EC; Benlate 50WG…

    Phun chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái: Dùng 100ml chế phẩm VST pha với 300 lít nước, phun 1-2 đợt liên tiếp. Mục đích: tăng sức đề kháng cho cây, phục hồi khả năng sinh trưởng phát triển của cây sau 1 năm cho thu hoạch quả.

    Thứ hai: Thời kỳ ra hoa-đậu quả

    *Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc có tính chất nội hấp như: Aliette 800WG; Mikal 800WG; Alpine 80WP; Ridomin gold 68WP. Phun phòng 2 lần, lần 1 trước khi nở hoa 1-5 ngày, lần 2 sau lần 1 khoảng 10-15ngày.

    Xin bà con lưu ý: Các thuốc BVTV trên là nhóm hóa học nên hiệu quả phòng trừ không triệt để và chỉ sử dụng thuốc BVTV như là một biện pháp cuối cùng khi cần thiết. Khuyến cáo: Đối với bệnh sương mai để phòng bệnh có hiệu quả cao bà con nên sử dụng thuốc diệt trừ nấm và vi khuẩn hiệu quả rất cao mà không kháng thuốc đồng thời không độc hại.

    Cơ chế như sau: quang phổ mặt trời là liên tục, do đó sự hấp thụ ánh sáng của các sắc tố quang hợp là gián đoạn mạnh nhất là tại vùng ánh sáng tím, xanh và đỏ. Khi hấp thụ hạt nano bạc hấp thụ ánh sáng trong dải sóng 390 – 420 nm nên khi đó cường độ ánh sáng được hấp thụ tăng cường. 

    *Biện pháp sinh học: Sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái phun lên lá. Dùng 100ml chế phẩm pha với 250 lít nước phun đều một lượt, phun hết dung dịch lại pha tiếp. Phun thành các đợt cách nhau 15-20 ngày.

    Hy vọng với những kinh nghiệm trên sẽ giúp bà con phòng và trị bệnh sương mai hại vải một cách hiệu quả, hạn chế tối đa thiệt hại cho người dân đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con trồng Vải.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận