0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Rỉ sắt đậu đỗ

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 3 năm trước 440 lượt xem

Bệnh phổ biến trên các vùng trồng đậu đỗ trên thế giới và gây hại mạnh trên các vùng nhiệt đới và cận nhiệt, ở nước ta bệnh gây hại phổ biến trên một số cây trồng thuộc họ đậu. Thiệt hại do bệnh gây ra khoảng 8 - 30% ở các giống mẫn cảm, có thể lên tới 10

    Tên khoa học: Uromyces appendiculatus

    Bệnh phổ biến trên các vùng trồng đậu đỗ trên thế giới và gây hại mạnh trên các vùng nhiệt đới và cận nhiệt, ở nước ta bệnh gây hại phổ biến trên một số cây trồng thuộc họ đậu. Thiệt hại do bệnh gây ra khoảng 8 - 30% ở các giống mẫn cảm, có thể lên tới 100% nếu cây bị bệnh nhiễm bệnh vào giai đoạn sớm. 

    1. Triệu chứng bệnh gỉ sắt hại đậu (đậu đỗ) Uromyces appendiculatus:

    Triệu chứng bệnh rỉ trên lá đậu hình ảnh bào tử nấm Uromyces appendiculatus

    - Bệnh hại lá là chủ yếu nhưng vết bệnh có thể xuất hiện ở thân, quả, và các bộ phận khác của cây. 

    - Vết bệnh ban đầu là các chấm nhỏ màu vàng trong, sau đó vết bệnh phát triển tạo thành các ổ nổi màu vàng nâu sau chuyển sang nâu đỏ, xung quanh có quầng vàng. 

    - Quầng vàng là các ổ bào tử hạ của nấm gây bệnh. Kích thước ổ nấm có đường kính khoảng 1 - 2mm phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và độ mẫn cảm của giống. Các ổ bào tử hạ thường xuất hiện nhiều ở mặt dưới của lá, khi bệnh nặng vẫn có thể quan sát thấy ổ bào tử ở mặt trên của lá, thân và trên quả. 

    2. Tác nhân gây bệnh rỉ sắt hại đậu Uromyces appendiculatus:

    Bệnh do nấm Uromyces appendiculatus (Person) Link. Nấm thuộc lớp Nấm Đãm (Basidiomycetes). Mầm bệnh được lưu tồn và lây lan bằng hai dạng bào tử vô tính:

    - Nấm gây bệnh là ký sinh chuyên tính gây hại trên một số cây trồng thuộc họ đậu như các loại đậu rau Phaseolus spp., và đậu lấy hạt như Vigna spp.

    Ở vùng ôn đới, nấm có chu kỳ phát triển hoàn toàn gồm 5 giai đoạn bào tử, bào tử nảy mầm tấn công vào cây dại thuộc họ đậu trên đồng ruộng. Từ đó, hình thành ổ bào tử giống (Spermagonia) màu trắng tập chung thành cụm nhỏ trên lá bệnh từ đó có sự lai chéo giữa các bào tử khác giới tính và hình thành ổ bào tử xuân có màu trắng. Bào tử xuân có hình elip có kích thước 18 – 33 x 16 - 24 micromet. 

    - Bào tử xuân của nấm gây bệnh tấn công vào cây đậu và hình thành các ổ bào tử hạ. 

    - Hạ bào tử (uredospores) hình oval có màu nâu vàng, có gai nhỏ. Bào tử hạ phát tán lây lan trên đồng ruộng, giai đoạn bào tử hạ có thể lặp lại nhiều lần phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Khi gặp điều kiện không thuận lợi hoặc vào cuối giai đoạn sinh trưởng của cây trên vết bệnh có thể hình thành ổ bào tử đông (Telia) màu đen. 

    - Đông bào tử (teleutospores) cũng gồm chỉ một tế bào, đơn bào hình oval hoặc hình cầu có núm, vỏ dày, kích thước 24 - 35 x 20 - 29 micromet. Bào tử đông đóng vai trò là nguồn bệnh bảo tồn cho vụ sau. Nấm gây bệnh là loại nấm rất đa dạng về mặt sinh học. Trên thế giới người ta đã xác định được 250 chủng nấm với độc tính khác nhau. Ở mỹ, người ta dùng 19 giống đậu chỉ thị để phân biệt 20 chủng U.appendiculatus gây bệnh. 

    - Trong điều kiện thời tiết ở miền Nam, Việt Nam, dạng hạ bào tử thường xuất hiện hơn dạng đông bào tử. Các hạ bào tử được sinh ra từ ổ nấm hạ bào quần (uredosore) và các đông bào tử từ ổ nấm đông bào quần (teleutosore). Chính các ổ nấm này tạo ra màu sắc và độ nhô của đốm bệnh.

    - Vào mùa đông, gặp trời rét, đốm bệnh có màu nâu đen, do có sự hiện diện của ổ nấm đông bào quần.

    - Ngoài hai dạng ổ nấm nêu trên, còn có hai dạng ổ nấm khác là túi đài (pycnidium) và tú bào cơ (aecidium), nhưng hai dạng này hiếm khi xuất hiện trên cùng một cây bệnh.

    - Nhiệt độ thích hợp để bào tử hạ của nấm nảy mầm là 18 - 22 độ C, thời kỳ tiềm dục khoảng 7 ngày ở nhiệt độ 24 độ C và 9 ngày ở nhiệt độ 16 độ C. Nhiệt độ dưới 15 độ C và trên 32 độ C bệnh ngừng phát triển. 

    3. Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh gỉ sắt hại đậu (đậu đỗ) Uromyces appendiculatus

    - Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ ôn hòa, ẩm độ cao. Bào tử hạ lan truyền qua không khí, nhờ gió phát tán đi rất xa.

     Ngoài ra nước mưa, nước tưới, dụng cụ canh tác, côn trùng gây hại trên đồng ruộng, người và gia súc cũng có thể là con đường lây lan truyền bệnh. Nguồn bệnh tồn tại ở dạng bào tử đông (ở vùng ôn đới), bào tử hạ và sợi nấm tiềm sinh ở vùng nhiệt đới. Bệnh gây hại mạnh trên các loại đậu rau như đậu côve, đậu đũa, đậu trạch, đậu bở. Ngoài ra bệnh bệnh còn gây hại trên một số loại đậu lấy hạt như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ,....

    4. Biện pháp phòng trị bệnh rỉ hại đậu (đậu đũa) Uromyces appendiculatus:

    - Dọn sạch tàn dư cây bệnh ngay sau khi thu hoạch, luân canh với cây trồng khác họ, ở những ruộng bị bệnh nặng cần luân canh với cây lúa nước. 

    - Làm sạch cỏ dại, bón phân hợp lý, lên luống cao, thoát nước tốt để tránh ngập úng và hạn chế bệnh truyền lây lan. 

    - Áp dụng cách phòng trị giống như đối với Bệnh đốm lá hại đậu - Cercospora canescens Ellis & Martin

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận