0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Sâu bệnh hại cây bắp cải

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 4 năm trước 691 lượt xem

Các loại sâu hại bắp cải và biện pháp xử lý Bắp cải là loại rau phổ biến trong mùa lạnh. Loại rau này rất dễ trồng, tuy nhiên, trong quá trình trồng, rau có thể bị một số loại sâu hại tấn công như sâu tơ, sâu xám, sâu khoang…

    Các loại sâu hại bắp cải và biện pháp xử lý Bắp cải là loại rau phổ biến trong mùa lạnh. Loại rau này rất dễ trồng, tuy nhiên, trong quá trình trồng, rau có thể bị một số loại sâu hại tấn công như sâu tơ, sâu xám, sâu khoang… Mỗi loại sâu bệnh sẽ có cách xử lý và phòng trừ khác nhau:

    http://cdn.nhanongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/01/sau-bap-cai-a.jpg

    1. Sâu tơ (Plutella xylostella)

    Khả năng gây hại

    Sâu tơ gây hại nguy hiểm nhất, chúng phát sinh và gây hại liên tục quanh năm, bướm đẻ trứng rải rác, thành từng cụm hay theo dây dọc ở mặt dưới lá. Sâu non mới nở gặm biểu bì tạo thành những đường rãnh nhỏ ngoằn ngoèo. Sâu lớn ăn toàn bộ biểu bì lá làm cho lá bị thủng lỗ chỗ gây giảm năng suất và chất lượng rau.

    Biện pháp quản lý

    – Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư cây trồng từ vụ trước, phá bỏ các ký chủ phụ xung quanh ruộng, cày lật đất sớm để diệt trứng, nhộng, sâu non.

    – Luân canh hay trồng xen một số cây tiết ra mùi khó chịu để ngăn ngừa bướm sâu tơ như cà chua, hành, tỏi…

    – Tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.

    Bảo  vệ  hay  nuôi  thả  một  số  đối  tượng  thiên  địch  như  nấm,  ong  ký  sinh như: Diadegma semiclausum, Cotesia Plutella.

    – Phun thuốc khi mật độ sâu non ~ 2 con/cây (2-3 tuần tuổi), ≥3 con (4-7 tuần tuổi). Luân phiên sử dụng một số loại thuốc: Voliam Targo 063SC, Proclaim 1.9EC, Match 050EC…

    2. Rệp/rầy mềm (Brevicolyne brassicae)

    Khả năng gây hại

    Cả rệp non và trưởng thành đều chích hút nhựa cây, làm búp và lá bị xoăn lại, lá nhạt màu hoặc vàng, héo rũ. Ngoài gây hại trực tiếp cho cây trồng, rệp còn là môi giới truyền bệnh virus. Thời tiết nóng khô thuận lợi cho rệp phát triển.

    Biện pháp quản lý

    – Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư cây trồng từ vụ trước.

    – Dọn sạch các ký chủ phụ xung quanh ruộng.

    – Cày lật đất sớm để diệt rệp.

    – Tưới nước, giữ ẩm cho cây trồng trong mùa khô.

    – Sử dụng các thuốc có hoạt chất Pymetrozin…

    3. Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae)

    Khả năng gây hại

    Trưởng thành đẻ trứng rải rác thành từng quả trên lá. Sâu non mới nở gặm ăn chất xanh và để lại màng lá trắng mỏng, sống thành từng cụm. Sâu tuổi lớn phân tán, ăn khuyết lá để lại gân làm cây xơ xác. Sâu xanh bướm trắng phát sinh mạnh trong  những tháng ít mưa.

    Biện pháp quản lý

    – Dùng vợt bắt bướm, ngắt nhộng trên lá, thu dọn và hủy bỏ tàn dư cây trồng.

    – Luân phiên sử dụng một số loại thuốc sau: Emamectin; Lufenuron và hỗn hợp có hoạt chất (Chlorantraniliprole + Abamectin)…

    http://cdn.nhanongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/01/sau-bap-cai.jpg

    4. Bọ nhảy (Phyllotrera spp.)

    Khả năng gây hại

    Trưởng thành hoạt động vào sáng sớm hoặc trời mát. Trời mưa ít hoạt động. Trưởng thành ăn lá và giao phối trên cây. Đẻ trứng chủ yếu trong đất, đẻ nhiều vào sau buổi trưa. Sâu non có 3 tuổi, sống trong đất, ăn rễ cây, làm cho cây bị còi cọc, héo hoặc bị chết. Hoá nhộng ngay trong đất.

    Biện pháp quản lý

    – Vệ sinh đồng ruộng, xử lý đất trước khi trồng.

    – Luân canh cây trồng khác họ.

    – Cày lật đất sớm để diệt trứng, nhộng, sâu non.

    – Phun thuốc trừ con trưởng thành bằng các thuốc có hoạt chất Emamectin…

    5. Sâu xám (Agrotis ypsilon)

    Khả năng gây hại

    Bướm hoạt động giao phối và đẻ trứng ban đêm, thích mùi chua ngọt. Đẻ trứng rời rạc thành từng quả trên mặt đất. Sâu non mới nở gặm lấm tấm biểu bì lá cây, sâu lớn tuổi sống dưới đất, ban đêm bò lên cắn đứt gốc cây. Sâu đẫy sức hoá nhộng trong đất.

    Biện pháp quản lý

    – Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại trên ruộng và xung quanh bờ.

    – Nên tạo điều kiện tưới ngập nước hay cày xới để tiêu diệt sâu non và nhộng.

    – Với thửa ruộng nhỏ, có thể bắt sâu bằng tay hay dùng bả chua ngọt để diệt bướm.

    – Phun một số loại thuốc có hoạt chất như Emamectin; Lufenuron hay hỗn hợp (Chlorantraniliprole + Abamectin)…

    6. Sâu khoang (Spodoptera litura)

    Khả năng gây hại

    Con trưởng thành hoạt động ban đêm, thích các chất có mùi chua ngọt, đẻ trứng thành ổ bám mặt dưới lá. Sâu non sau khi nở sống tập trung quanh chỗ ổ trứng, gặm lấm tấm chất xanh của lá. Sâu lớn tuổi phân tán, ăn khuyết lá. Sâu non phá hại mạnh vào ban đêm. Hoá nhộng trong đất.

    Biện pháp quản lý

    – Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ trước khi trồng.

    – Dùng bả chua ngọt để bắt bướm, ngắt bỏ ổ trứng, diệt sâu non mới nở.

    – Phun một số loại thuốc có hoạt chất như Emamectin; Lufenuron; hay hỗn hợp (Chlorantraniliprole + Abamectin)…

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận