0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Tầm quan trọng của chất hữu cơ trong đất

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 3 năm trước 269 lượt xem

Hàm lượng chất hữu cơ trong đất là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tạo độ phì của đất. Chất hữu cơ có nhiều chức năng, mà những chức năng đó là yếu tố quyết định cho sự thành công của nông dân. Hiểu rõ các chức năng khác nhau của chất hữu cơ giúp n

    Tầm quan trọng của chất hữu cơ trong đất

    Hàm lượng chất hữu cơ trong đất là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tạo độ phì của đất. Chất hữu cơ có nhiều chức năng, mà những chức năng đó là yếu tố quyết định cho sự thành công của nông dân. Hiểu rõ các chức năng khác nhau của chất hữu cơ giúp nông dân có thể đưa ra các quyết định đúng đắn trong quá trình quản lý đất.

    1. Sự hình thành vật chất hữu cơ trong đất

    Cây trồng được cấu thành bởi nước, không khí và các dinh dưỡng. Khi vật liệu cây trồng được phân hủy với sự giúp sức của động vật, sinh vật đất, các vi trùng, thì các phức hợp sẽ lại được giải phóng thành các dinh dưỡng hoặc chất khí sẵn cho cây trồng sử dụng để sinh trưởng và phát triển.

    Trong quá trình phân hủy thì chỉ có một phần vật liệu được phân hủy cho tới khi đạt tới mức tối đa nào đó. Một phần mục nát sẽ kết hợp lại với nhau tạo thành “chất hữu cơ đất” có màu nâu tối hoặc đen. Phần chất hữu cơ còn lại vẫn chưa phân hủy hết có chứa những kết cấu của lá, sợi, gỗ,… có thể nhìn thấy được, nhưng hầu hết chúng không có hình dạng nhất định và được hòa trộn vào đất một cách thân thiện.

    Phân hủy vật chất hữu cơ là một tiến trình dài.

    Các sinh vật có kích thước lớn trong đất (như các loài giun, con đuôi bật, rết, ve, mối) khởi đầu tiến trình này bằng cách làm vỡ các tàn dư thực vật thành những mảnh nhỏ, trong khi các vi sinh vật sẽ chịu trách nhiệm chuyển hóa chúng thành dinh dưỡng trong công đoạn cuối. Bước cuối cùng của quá trình phân hủy vật chất hữu cơ còn được gọi là sự khoáng hóa.

    Trong bước này, các dinh dưỡng hữu cơ được chuyển đổi sang chất khoáng. Không phải tất cả các vật liệu có nguồn gốc thực vật hoặc động vật có cùng một tốc độ phân hủy:

    Các vật liệu càng có nhiều dinh dưỡng và nhanh thối rữa như lá non, phân động vật hoặc cây cố định đạm,… thì sinh vật và vi trùng đất ăn càng nhanh và nhanh kết thúc sự phân hủy.

    Vật liệu càng cứng và càng chứa ít dinh dưỡng, càng kéo dài thời gian phân hủy chúng. Những cây già và những vật liệu thực vật nhiều sợi thớ hoặc nhiều thành phần gỗ càng cần nhiều thời gian phân hủy.

    Tốc độ phân hủy cũng phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ đất. Đời sống trong đất náo nhiệt nhất trong điều kiện ẩm và ấm, vì thế giúp phân hủy rất nhanh các vật liệu hữu cơ.

    Khi quá trình phân hủy diễn ra nhanh chóng và hoàn toàn, rất nhiều dinh dưỡng được phóng thích nhưng tạo ra ít mùn đất. Trái lại, chất hữu cơ phân huỷ chậm do các vật liệu cứng hoặc khí hậu lạnh sẽ tích tụ càng nhiều mùn trong đất

    2. Tại sao vật chất hữu cơ lại quan trọng?

    2.1 Cải thiện cấu trúc đất

    Vật chất hữu cơ giúp tạo một cấu trúc đất xốp, mềm cùng rất nhiều các hang rỗng. Vì thế làm đất thông khí tốt hơn, thấm nước mưa hoặc thoát nước tốt hơn và rễ cây đâm xuyên vào đất dễ dàng hơn.

    Những phần chất hữu cơ có thể nhìn thấy được hoạt động như những miếng bọt biển nhỏ có thể giữ nước gấp 5 lần so với trọng lượng riêng của chúng. Vì vậy, trong các thời kỳ khô hạn sẽ có sẵn nước hơn cho cây trồng sử dụng trong một thời gian dài.

    Những phần không nhìn thấy được của chất hữu cơ hoạt động như keo hồ, dính các hạt đất lại với nhau và tạo ra một tập hợp đất vững chắc. Vì thế nó cải thiện toàn bộ cấu trúc của đất đặc biệt ở những vùng đất nhiều sét và cát.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận