Thối thân, thối mầm
Biểu hiện khi mầm cây lạc bị nhiễm bệnh là mầm bị nhiễm bệnh có màu nâu đen, trên vết bệnh phủ lớp sợi nấm màu trắng hoặc vàng. Mầm bị thối rữa hoàn toàn nếu gặp điều kiện mưa nhiều hoặc ẩm thấp.
Tên khoa học: Rhizopus arrhizus
Triệu chứng gây hại của bệnh thối mầm, thối thân - Rhizopus arrhizus:
Biểu hiện khi mầm cây lạc bị nhiễm bệnh là mầm bị nhiễm bệnh có màu nâu đen, trên vết bệnh phủ lớp sợi nấm màu trắng hoặc vàng. Mầm bị thối rữa hoàn toàn nếu gặp điều kiện mưa nhiều hoặc ẩm thấp.
Bệnh phát sinh chủ yếu ở chỗ thân gắn mặt đất tạo thành vết màu nâu đen, mặt đất quanh vết bệnh có màng sợi nấm màu trắng. Chỗ giao cành với thân ở gần mặt đất cũng thường bị bệnh làm cành lạc héo rũ. Phấn lớn cây bệnh bị chết, một số cây không chết nhưng sinh trưởng kém, quả ít, nhỏ và lép. Tia quả (củ) cũng có thể bị nấm xâm nhập gây hại làm quả (củ lạc, đậu phộng) phát triển kém hoặc bị thối. Nấm tồn tại trong đất ở dạng sợi và hạch tới trên 1 năm.
Bệnh thối thân bệnh thối mầm, thối thân - Rhizopus arrhizus:
Tác nhân gây bệnh thối mầm, thối thân - Rhizopus arrhizus:
Bệnh thối thân do nấm Sclerotium rollfsii gây ra
Biện pháp phòng trị bệnh thối mầm, thối thân - Rhizopus arrhizus:
+ Phòng mầm bị thối bằng cách không gieo hạt quá sâu. Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ nấm Dithan-M, Carbenzim, Rovral.
+ Biện pháp phòng bệnh là thu dọn tàn dư cây trồng, cày lật đất sớm. Nhổ bỏ cây bị bệnh nặng. Có thể phòng bằng các thuốc Hexin, Monceren, Rovral... vào thân và gốc cây. Ruộng lạc (đậu phộng) bị bệnh nặng cần luân canh cây khác.
Có 0 Đánh giá