0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Thối trái, khô đọt

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 3 năm trước 320 lượt xem

Bệnh phá hại trên cành, lá, trái. Cành non xuất hiện đốm sậm màu lan dần lên lá. Lá cũng bị biến sang màu nâu, bìa lá cuốn lên trên. Có thể thấy mủ chảy trên các cành bị bệnh. Chẻ dọc cành bị bệnh có thể thấy bên trong có các sọc nâu do các mạch dẫn nhựa

    Tên khoa học: Diplodia Natalensis

    Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh khô trái, thối đọt

    Bệnh phát triển mạnh lúc độ ẩm không khí cao, lan nhanh trong mùa mưa.

    Khả năng gây hại của bệnh khô trái, thối đọt

    Bệnh phá hại trên cành, lá, trái. Cành non xuất hiện đốm sậm màu lan dần lên lá. Lá cũng bị biến sang màu nâu, bìa lá cuốn lên trên. Có thể thấy mủ chảy trên các cành bị bệnh. Chẻ dọc cành bị bệnh có thể thấy bên trong có các sọc nâu do các mạch dẫn nhựa bị hư. Trên trái, bệnh tấn công vào giai đoạn thu hoạch và tồn trữ, làm thịt trái bị chai sượng, bên trong thịt trái ta thấy những sọc đen chạy dọc theo trái. Vùng vỏ quanh cuống trái bị úng sậm màu, sau đó lan rộng thành vùng đen tròn, sau 2-3 ngày có thể gây thối trái.

    (A) Thối trái xoài; (B) Khô đọt xoài.

    Biện pháp quản lý bệnh khô trái, thối đọt

    -  Khi thu hoạch nên để cuống trái khoảng 5cm, không làm xay xát trái khi thu hoạch cũng như lúc vận chuyển.

    -  Không thu hoạch trái lúc sáng sớm hoặc sau mưa.

    -  Dùng Bordeaux phun định kỳ lúc phát hiện bệnh. Ở trái có thể nhúng vào dung dịch hàn the (borax) pha loãng ở nồng độ 0,06%.

    -  Phun phòng khi cây ra đọt non bằng các loại thuốc có hoạt chất: (Mandipropamide + Chlorothalonil)…

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận