0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Thuốc trừ bệnh

uy có tên gọi là thuốc trừ nấm (Fungicide) nhưng nhóm thuốc này chẳng những có hiệu lực phòng trị nấm ký sinh, mà còn có tác dụng phòng trừ vi khuẩn, xạ khuẩn gây hại cho cây và nông sản.
Tác động của thuốc trừ bệnh (thuốc trừ nấm) đến vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng
Dựa theo tác động của thuốc đến vi sinh vật, có thể phân các thuốc trừ nấm thành 2 nhóm:
– Thuốc có tác dụng phòng bệnh: (còn gọi là thuốc có tác dụng bảo vệ cây). Thuốc được phun xịt lên cây hoặc trộn – ngâm  hạt giống, có tác dụng ngăn ngừa vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào bên trong mô thực vật để phát triển rồi gây hại cho cây trồng. Những thuốc này phải được dùng sớm, khi dự báo bệnh có khả năng xuất hiện và gây hại cho thực vật. Nếu dùng chậm thuốc không thể ngăn chặn được bệnh phát triển. Ví dụ: Boóc đô, Đồng oxyclorua, Monceren, Mancozeb, Chlorothalonil, Propineb…
– Thuốc có tác dụng trừ bệnh: Khi phun lên cây, thuốc có khả năng xâm nhập dịch chuyển bên trong mô thực vật và diệt được vi sinh vật gây bệnh đang phát triển ở bên trong mô thực vật. Nhiều loại thuốc trừ nấm thông dụng ở nước ta là những thuốc có tác dụng trị bệnh như  Aliette, Anvil, Kitazin, Validacin, Metalaxyl, Carbendazim…
Khi bệnh vừa chớm phát hiện cần phải tiến hành phun thuốc phòng trừ ngay. Phun muộn thì cho dù có diệt được nấm bệnh ở bên trong mô thực vật, nhưng cây sẽ khó hồi phục và điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, chất lượng nông sản.
Đặc điểm chung của các thuốc trừ bệnh
Cũng như các loại thuốc khác, đa số các thuốc trừ nấm sử dụng trong nông nghiệp đều là các hợp chất hữu cơ tổng hợp, so với thuốc trừ sâu thì thuốc trừ nấm thuộc nhiều nhóm hoá học hơn, phức tạp hơn.
Một số ít thuốc trừ nấm vô cơ còn được dùng hiện nay là các thuốc chứa đồng (Boóc đô, Đồng oxyclorua, Đồng sunfat…) thuốc chứa lưu huỳnh (Micrithiol, Sulox…)
Một số thuốc trừ nấm bệnh là những chất kháng sinh (Validamicin, Kasugamicin…)
Có những thuốc trừ nấm chỉ có tác dụng phòng trị một hoặc vài bệnh nhất định.
Ví dụ Kitazin P chỉ có tác dụng trị bệnh đạo ôn (Bệnh cháy lá) hại lúa. Có những loại lại có tác dụng trừ được rất nhiều loại nấm bệnh khác nhau, trên nhiều cây trồng khác nhau, ví dụ: các thuốc trừ nấm Boóc đô, Đồng oxyclorua, Benlat – Copper Sulfate ,…
Sử dụng có hiệu quả thuốc phòng và trừ bệnh
Nên sử dụng thuốc phòng bệnh khi thấy có những điều kiện phù hợp cho nấm bệnh phát triển (thường là sau khi có mưa kéo dài và độ ẩm không khí cao hoặc tại địa phương phát hiện đã nhiễm bệnh).
Khi thấy bệnh vừa chớm xuất hiện, cũng có thể ngắt những lá bị bệnh đem đốt đi và phun thuốc phòng để bệnh không lan sang cây khác. Với những cây có giá trị kinh tế cao, nên phun thuốc phòng bệnh theo định kỳ.
Khi bệnh có dấu hiệu lan rộng thì nên phun thuốc trừ bệnh, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến cán bộ kỹ thuật ở địa phương để chọn loại thuốc trị bệnh hữu hiệu nhất cho loại bệnh cần trừ. Trong một số trường hợp, có các tổ nấm cùng xuất hiện một lúc nên một loại thuốc trừ bệnh có thể không loại bỏ được hết chúng. Để khắc phục có thể phun hỗn hợp hai loại thuốc phòng và trừ một lúc (như Metalaxyl + Mancozeb, Carbendazim + Sulfur…) bằng cách sử dụng các thuốc tổng hợp đã có sẵn ở thị trường hoặc tự mua từng loại riêng rẽ về và pha hỗn hợp trong bình phun. Thuốc trừ bệnh không như trừ sâu và cỏ dại, cần được sử dụng ở giai đoạn sớm vì không thể cứu cây trồng khi đã bị bệnh làm héo, thối,…
Trong các thuốc trừ nấm có một số loại nếu không sử dụng đúng kỹ thuật, thuốc sẽ gây hại cho cây trồng. Thuốc Boóc đô nếu không được pha chế đúng cách, khi phun dễ có khả năng gây cháy lá hoặc làm cho hoa bị hại; thuốc lưu huỳnh dùng vào những ngày bị nắng nóng nhiều có thể trở thành kém an toàn với cây.