0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Bệnh hại trên cây na và cách phòng trừ

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 3 năm trước 767 lượt xem

Rệp gây hại  cả trên lá và quả na, làm cho lá bị quăn, quả bị chai không phát triển được. Nếu rệp có mật độ cao, chúng bao phủ cả bề mặt của quả làm cho quả non bị rụng hoặc bị khô tóp lại đeo bám trên cây. Nếu bị nhẹ quả vẫn phát triển, khi chín thịt quả

    1. Rệp bông (rệp sáp- Planococus lilacinus)

    *Đặc điểm hình thái và gây hại

    Trưởng thành cơ thể phủ đầy chất sáp màu trắng. Con cái bám chặt vào bộ phận non của cây hút nhựa và đẻ hàng trăm trứng li ti ở bụng. Khi mới nở sâu non bám dính ở một chỗ (mặt dưới của những lá non) để chúng hút nhựa cây cho đến khi trưởng thành.

    Rệp gây hại  cả trên lá và quả na, làm cho lá bị quăn, quả bị chai không phát triển được. Nếu rệp có mật độ cao, chúng bao phủ cả bề mặt của quả làm cho quả non bị rụng hoặc bị khô tóp lại đeo bám trên cây. Nếu bị nhẹ quả vẫn phát triển, khi chín thịt quả nhạt, có mùi hôi, phẩm chất kém. Khi chích hút quả na, rệp sáp tiết ra chất mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm giảm mẫu mã quả. Rệp sáp phấn xuất hiện quanh năm trên các vườn na, gây hại nặng vào mùa nắng.

    * Biện pháp phòng trừ

    + Sau khi thu hoạch, tỉa xén cành làm cho vườn thật thông thoáng đồng thời loại bỏ cành đã bị nhiễm rệp sáp.

    + Khi mật độ rệp cao, có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu ít gây hại cho thiên địch như: Dragon 585EC (15ml/ 8 lít nước), Sago super 20EC (25 ml/ 8 lít nước), Dimenat 40EC. Nên phun 2 lần liên tiếp cách nhau 7-10 ngày để bảo đảm diệt sạch rệp sáp. Chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

    + Có thể các loại thuốc trên cộng với dầu khoáng để phun trừ, có tác dụng vít các lỗ khí thở, tăng khả năng hô hấp và thuốc dễ xâm nhập vào cơ thể côn trùng.

    2. Sâu đục quả (Anonaepestis bengalella)

    - Họ: Pyralidae;  Bộ: Lepidoptera

    * Đặc điểm hình thái và gây hại

    Trưởng thành thân mình có mầu nâu xám, cánh trước có mầu xanh ánh kim. Sâu non có mầu đen. Nhộng lúc đầu có mầu vàng nâu, sau đó chuyển sang nâu đen, sâu thường hóa nhộng bên trong quả.

    Để gây hại, trưởng thành đẻ trứng trên các vết nứt của quả ngay khi quả còn rất nhỏ. Sâu non nở ra đục vào bên trong phần thịt quả, triệu chứng dễ nhận diện do bề mặt của quả bị hại thường có nhiều phân mầu đen bị kết dính lại, sâu hóa nhộng trong kén mỏng ngay bên ngoài quả. Thường một quả có nhiều sâu gây hại cùng một lúc.

    * Biện pháp phòng trừ

    Thu gom, tiêu hủy tàn dư thực vật, quả bị sâu hại; Từ khi cây na có quả non trở đi thường xuyên kiểm tra để phát hiện sớm những quả bị sâu phá hại, kịp thời thu gom quả bị hại đem chôn hoặc đốt để hạn chế mật độ sâu ở những đợt tiếp theo. Xử lý hóa chất: Xử lý vào thời điểm sâu non nở rộ và chưa kịp đục, chui vào bên trong quả thì hiệu quả phòng trừ mới cao. Dùng Sherzol 20EC (20ml pha trong bình 8 lít nước phun khi quả còn nhỏ, Lancer 40EC/50SP/75SP; SecSaigon 25EC,... Chú ý phun vào quả chứ không phun tràn lan cả vườn để tiết kiệm thuốc, duy trì được quần thể thiên địch trong vườn.

    3. Bệnh thán thư

    * Triệu chứng bệnh

    Bệnh gây hại tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây.

    Trên lá: Lá na non dễ mẫn cảm với bệnh hơn lá già. Vết bệnh đầu tiên là các đốm đen nhỏ, sau đó vết bệnh mở rộng và liên kết thành mảng không định hình màu vàng nâu tối. Các vết bệnh điển hình có tâm màu nâu vàng nhạt bao quanh là một viền màu nâu đen hoặc nâu sẫm, ngoài cùng có quầng màu xanh vàng nhạt. Trong điều kiện ẩm ướt vết bệnh hình thành những khối màu hồng gạch theo vòng đồng tâm, ở phần bị hại có màu nâu. Khi ẩm độ không khí thấp vết bệnh khô, màu nâu, rạn nứt và thủng.

    Trên hoa và quả: Vết bệnh là những đốm nhỏ, không đều, màu đen ở trên cả trục và cánh hoa, quả. Vết bệnh ban đầu là vết đốm đen nhỏ sau lan rộng thành các vết bệnh lớn, hình dạng không đều, màu nâu đậm tới màu đen, mô bệnh không có ranh giới rõ rệt với mô khỏe. Hoa, quả non bị bệnh bị khô đen và rụng, quả lớn bị khô đen một phần.

    Trên thân cành: Bệnh hại chủ yếu trên các cành non mới ra. Ban đầu các vết đốm vàng nâu, nỏ sau đó liên kết lại với nhau tạo thành vết bệnh có màu nâu tối gặp điều kiện ẩm ướt, các vết bệnh mở rộng, khi gặp trời khô vết bệnh bao bọc quanh thân cành làm cành khô héo.

    Bệnh do nấm gây ra, bào tử nấm nảy mầm đòi hỏi ẩm độ gần 100%, tuy nhiên bệnh vẫn có thể xuất hiện ở điều kiện khô hơn khi bào tử hoặc sợi nấm tiềm sinh xâm nhập trên mô bị tổn thương và mô già. Bệnh phát triển mạnh khi có ẩm độ và nhiệt độ cao. Nấm có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 40C, nhưng tối thích là 25 - 290C.

    * Biện pháp phòng trừ

    - Cắt lá, tỉa cành tạo cho vườn na thông thoáng nhằm hạn chế sự phát triển và lây lan của bệnh

    - Sau khi thu hoạch na cần dọn sạch tàn dư thực vật trong vườn, trong điều kiện thời tiết ẩm ướt đặc biệt tránh gây tổn thương đến cây.

    Phun ngừa khi quả còn non đến trước thu hoạch 15 ngày. Phun định kỳ 1 tháng 1 lần, có thể sử dụng các loại thuốc như: Ridomin MZ 72WP, Carbenzim 500FL, Kasai 21.2WP...

    4. Bệnh thối rễ

    * Tác nhân gây hại và triệu chứng

    Nguyên nhân chủ yếu do nấm Fusarium sp. hoặc Phytophthora sp. gây nên. Cây bị bệnh thường sinh trưởng kém dẫn đến lá màu vàng và rụng, quả ít và nhỏ. Nấm sống trong đất, phá hoại bộ rễ, ảnh hưởng đến hấp thụ nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Bị hại nặng lâu ngày bộ rễ có thể bị hư hại hoàn toàn làm cho cây chết.

    * Biện pháp phòng trừ

    Thoát nước cho vườn na, không để nước đọng trong mùa mưa. Hàng năm bón bổ sung vôi và dùng thuốc Boocđô hoặc các loại thuốc gốc đồng tưới vào gốc na 2-3 lần cũng hạn chế được bệnh.

     Khi bệnh xuất hiện có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Ridomil Gold  68WG, Mancozeb, Carbenzim để tưới, pha theo tỷ lệ 3%, tưới quanh vào gốc theo tán lá, mỗi tháng tưới 3 lần và tưới liên tục trong 3 tháng liền. Kết hợp đào rãnh thoát nước quanh vườn vào mùa mưa để hạn chế bệnh lây lan, nên bón phân hữu cơ dưới dạng hoai mục và hạn chế bón phân tươi.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận