0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây macca

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 4 năm trước 163 lượt xem

Triệu chứng bệnh nứt thân xì mủ cây mắc ca Trên gốc ghép và cây con, bệnh nứt thân xì mủ mắc ca làm cho cây bị ức chế sinh trưởng, lá chuyển vàng và một phần bị rụng. Cây có thể bị chết khi bệnh phát triển tạo thành một vòng thắt xung quanh gốc

    BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ CÂY MẮC CA

    Triệu chứng bệnh nứt thân xì mủ cây mắc ca

    • Trên gốc ghép và cây con, bệnh nứt thân xì mủ mắc ca làm cho cây bị ức chế sinh trưởng, lá chuyển vàng và một phần bị rụng. Cây có thể bị chết khi bệnh phát triển tạo thành một vòng thắt xung quanh gốc
    • Trên cây trưởng thành, vỏ của phần gốc chuyển thành màu đen, trên vết bệnh có vết nứt có nhựa chảy ra, tạo thành dòng đây là triệu chứng điển hình của bệnh nứt thân xì mủ trên cây mắc ca. Phân gỗ bên trong cũng chuyển thành màu nâu
    • Khi bệnh phát triển nặng, các vết nứt ăn sâu vào trong phần vỏ, làm cho một phần diện tích lớn của vỏ bị chết và tạo thành vết nứt, các vết nứt có thể ăn theo hướng xuống mặt đất hoặc phần cổ rễ

    Tác nhân và chu kỳ gây bệnh

    • Bệnh nứt thân xì mủ cây mắc ca gây ra bởi nấm Phytophthora cinnamomic
    • Nấm bệnh có nguồn gốc từ đất, bệnh thường phát sinh trong điều kiện ẩm độ và hàm lượng nước tự do cao đặc biệt là sau trân mưa kéo dài
    • Nấm bệnh có nguồn gốc từ đất do đó khi cây mắc ca xuất hiện triệu chứng bệnh nứt thân xì mủ thì phần rễ cũng đã nhiễm bệnh
    • Bệnh này cũng có thể gây hại trên cây bơ và cây khóm

    Phòng và trị bệnh

    • Chọn cây giống từ vườn ươm khỏe, cây sạch bệnh nứt thân xì mủ trước khi đem trồng ngoài đồng
    • Chọn các gốc ghép khỏe, bộ rễ có thể kháng lại được bệnh
    • Hạn chế tối đa hiện tượng úng nước khi gặp trời mưa to hoặc khi tưới, tốt nhất là chọn đất trồng mắc ca phải có độ dốc để nước không ứ đọng
    • Không gây vết thương phần rễ hoặc phần gốc khi chăm sóc
    • Tăng cường bón phân hữu cơ, giúp kháng lại bệnh nứt thân xì mủ cây mắc ca
    • Phun thuốc hóa học phần gốc gần mặt đất khi vườn ẩm ướt hoặc mới mưa xong
    • Sử lý thuốc hóa học bằng cách cạo sạch vỏ phần bị bệnh sau đó quét thuốc hóa học gốc metaxyl, macozeb, propamocarb…

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận