0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Cây hạt dẻ

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 3 năm trước 511 lượt xem

Cây hạt dẻ – Hay còn gọi là Cây dẻ thơm, Sơn Hạch Đào là cây được phân bố và trồng rộng rãi ở các nước ôn đới và một số nơi mát mẻ. Hạt dẻ vốn là món ăn vặt khoái khẩu của rất nhiều người trên thế giới. Với vị bùi bùi béo ngậy, ăn 1 hạt chỉ muốn ăn hạt th

    Cây hạt dẻ – Hay còn gọi là Cây dẻ thơm, Sơn Hạch Đào là cây được phân bố và trồng rộng rãi ở các nước ôn đới và một số nơi mát mẻ. Hạt dẻ vốn là món ăn vặt khoái khẩu của rất nhiều người trên thế giới. Với vị bùi bùi béo ngậy, ăn 1 hạt chỉ muốn ăn hạt thứ 2, ai đã từng nếm thử qua món hạt dẻ này chắc hẳn sẽ rất khó có thể quên được. Ngoài ra, cây còn được dùng làm đồ gỗ nội thất, thủ công mỹ nghệ, dùng chữa bệnh hay trồng để trang trí đều mang lại hiệu quả tốt.

    Cùng Shopnongnghiep tìm hiểu về loài cây này nhé.

     

    Cây Hạt Dẻ

    Đặc điểm của cây hạt dẻ – cây dẻ thơm

    Đặc điểm chung

    • Tên khoa học: Castanea sativa
    • Tên gọi khác: Cây dẻ thơm, cây dẻ , Sơn Hạch Đào…
    • Họ: Cử – Fagaceae
    • Nguồn gốc: là cây bản địa của khu vực đông nam châu Âu và Tiểu Á, hiện đã phân tán rộng khắp châu Âu và nhiều nơi ở châu Á, chẳng hạn như khu vực thấp của dãy núi Himalaya và các khu vực khác của tiểu lục địa Ấn Độ có khí hậu ôn đới.
    • Các chi
      Castanea – Chi Dẻ Trùng Khánh, chi dẻ có tám loài, vùng khí hậu ôn đới đông bắc Á, đông nam Á, đông nam Châu Âu, Bắc Mỹ.
      Castanopsis – chi dẻ gai có khoảng 125-130 loài.
      + Chrysolepis – dẻ gai vàng; 2 loài, miền tây Hoa Kỳ
      + Fagus – chi dẻ gai (một số tài liệu cũng ghi là chi cử hay chi sồi -dễ lẫn lộn với chi Quercus-); 10 loài, đông bắc Á, đông nam Á, Châu Âu, Bắc Mỹ.
      + Lithocarpus – chi Dẻ cau; Khoảng 330-340 loài.
      + Quercus – chi Sồi, có khoảng 500 loài (ở Việt Nam các loài phổ biến cho chi này thường gọi là Sồi).
      Trigonobalanus – một loài T. verticillata, đông nam Á nhiệt đới (ba loài nếu bao gồm cả chi Colombobalanus và Formanodendron).

    Chi phụ Cyclobalanopsis được các nhà thực vật của Trung quốc xếp riêng thành 1 chi, tuy nhiên đa số các nhà phân loại trên thế giới thì chỉ ghi nhận nó như 1 chi phụ.

    Chi Nothofagus (chi sồi Miền nam, còn gọi là họ Cử phương nam; khoảng 35 loài phân bổ ở bán cầu nam), Trước đây xếp cả trong Fagaceae, hiện tại được xếp thành họ Nothofagaceae riêng biệt.

    • Ở Việt Nam chủ yếu là hai loại hạt dẻ rừng và Hạt dẻ Trùng Khánh là phổ biến nhất. Trong đó hạt dẻ Trùng Khánh có giá trị và được ưa thích hơn cả. Chúng ta đi sâu vào loài cây Hạt Dẻ này nhé.

    Hạt dẻ trùng khánh

    Hạt dẻ rừng bé hơn nhiều

    Đặc điểm hình thái

    • Cây có thân gỗ nhỡ, tán tròn và xòe rộng. Một cây dẻ trung bình thường cao khoảng 10m và cho tán lá rộng lớn. Đây là loại cây sống lâu năm có thể tới 80 năm đồng thời có thể cho thu hoạch hạt 50 năm liền.
    • Cây có lá dạng bản rộng thuôn dài có răng cưa lớn ở mép, nhọn và thưa. Mặt trên lá xanh đậm. Mặt dưới màu hơi mốc, gân nổi rõ rệt.
    • Hoa có màu vàng hoặc xanh lục nhạt, có 6 cánh mỏng. Chiều dài cánh hoa có thể lên đến 8cm, rộng 2-3cm. Nhị hoa dài 1,5-2cm. Nhìn từ xa, hoa dẻ nhìn giống con sao biển, không được đẹp mắt, tuy nhiên lại có mùi hương quyến rũ và ngào ngạt.
    • Quả dẻ có dạng hình cầu bên ngoài bao phủ lớp râu tơ trông giống quả chôm chôm nhưng màu xanh lá. Khi quả già đi bên trong phần hạt sẽ lớn dần lên. Khi quả rụng người ta thu hái phần hạt bên trong.
    • Hạt dẻ ở nước ta hiện nay thuộc giống hạt dẻ trùng khánh với phần hạt to gấp 5 lần hạt dẻ rừng. Hạt dạng hình hơi tròn có kích thước 3 phần gần bằng nhau.bên ngoài lớp vỏ nâu bóng kia là phần ruột vàng óng ả khi ăn có vị ngọt bùi bùi và ngậy.

    Cây hạt dẻ trùng khánh có hạt to và ăn bùi, ngậy

    Công dụng của Cây hạt dẻ – cây dẻ

    Công dụng trang trí

    • Cây dẻ được nhiều người trồng trang trí lấy bóng mát, hay tạo kiểu, uốn cành, tạo thế trồng chậu rất đẹp. Cây có thể trồng trang trí sân vườn, công trình, khuôn viên đô thị đều hợp.

    Công dụng trong y học chữa bệnh

    • Vỏ cây, lá hay quả non phơi khô được làm vị thuốc trong đông y chữa một số bệnh như tê thấp, giải độc gan, mụn nhọt hiệu quả…

    Công dụng làm thực phẩm

    • Hạt dẻ dùng trong chế biến thực phẩm tạo nên nhiều món ẩm thực rất ngon và cuốn hút thực khách. Vào mùa lạnh, người ta thường dùng hạt dẻ nướng trực tiếp trên bếp hoặc nồi nướng hạt dẻ chuyên nghiệp rất thơm và ăn bùi ngậy.

    Hạt dẻ nướng

    Công dụng khác

    • Gỗ hạt dẻ thường được làm một số đồ thủ công mỹ nghệ hay dùng làm đồ nội thất trong gia đình.

    Cách trồng và chăm sóc Cây Hạt Dẻ, Cây Dẻ Thơm

    Cách trồng Cây Hạt Dẻ, Cây Dẻ Thơm

    • Phương pháp nhân giống: có 2 cách khác nhau để trồng được loài hoa này đó là gieo hạt, giâm, chiết cành.
    • Thời điểm trồng cây thích hợp nhất là vào mùa đông tháng 11-12 hoặc mùa xuân từ tháng 2-3 hàng năm. Thời điểm chớm đông là thời điểm thích hợp để cho bộ rễ của cây dẻ nhanh phục hồi. Trồng vào thời điểm quá lạnh sẽ khiến rễ cây chậm phát triển.
    • Cây dẻ được tính khoảng 100 cây/ ha nếu trồng với diện tích rộng. Khi trồng bạn có thể trồng theo kiểu hình tam giác, chữ nhật và hình vuông. Việc điều chỉnh mật độ còn tùy thuộc vào phương pháp bạn nhân giống để giúp cho cây đạt năng suất cao nhất.

    Cây hạt dẻ giống

    Cách chăm sóc Cây Hạt Dẻ, Cây Dẻ Thơm

    Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh. Cây cũng dễ trồng, dễ chăm sóc. Tuy vậy, bạn cần lưu ý một số yếu tố để cây có thể sinh trưởng một cách thuận lợi nhất. Cụ thể:

    • Về ánh sáng: Cây dẻ có nhu cầu về ánh sáng khá cao. Những ngọn non bên trên có sức sống khá mạnh vì hấp thu được nhiều ánh sáng. Bạn sẽ thấy những cành ra quả của cây dẻ thường tập trung ở những tầng rất mỏng ở phần trên ngọn. 
    • Về nước tưới: Cây dẻ có khả năng chịu hạn khá tốt nhưng lại không chịu được nhiệt độ quá ẩm ướt nhất là phần gốc. Sau khi trồng bạn nên tưới nước định kì ngày một lần khi thời tiết nắng nóng.
    • Về đất trồng: Cây không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau và phát triển bình thường. Chú ý đất cần thoát nước tốt. Cây ưa thích đất giàu dinh dưỡng và đất thịt pha, mùn và ẩm như đất ruộng hoặc đất cơ giới nhẹ.
    • Nhiệt độ: Cây chịu lạnh tốt hơn chịu nóng. Ưa khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây là 15 – 25 độ C.
    • Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình-cao khoảng 60-80%.
    • Phân bón: Cây dẻ nếu muốn cho năng suất hạt cao thì cần phải bón phân một cách hợp lý. Lượng phân bón hàng năm cần căn cứ vào độ màu mỡ của đất và sức khỏe của cây. Trong 3 năm đầu bạn tiến hành bón phân  2 lần / năm vào định kì tháng 5-6 hàng năm và tháng 11. Lượng phân chủ yếu sử dụng là Đạm rắc đều xung quanh gốc. Năm thứ 4 cây dẻ đã bắt đầu cho ra quả nên cần bón phân tăng lượng và thời điểm bón lên 4 lần 1 năm. Sau khi thu hoạch kết hợp cày đất, bón các loại phân hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh ủ, mỗi cây 20-50 kg để khôi phục sức khỏe, thúc đẩy nụ hoa phân hóa, tăng sản lượng năm sau.
    • Cần chú ý thời điểm sau khi bón thúc cho cây lần đầu vào trung tuần tháng 4. Lần 2 vào trung tuần tháng 6 khi cây cho những quả non đầu tiên. Ngoài ra việc tăng giảm lượng nước tưới cũng cần căn cứ vào tập tính sinh trưởng và phát dục của cây để tưới cho hợp lý.
    • Sâu bệnh: Cây dẻ trồng tương đối khỏe mạnh chỉ có một số loại bệnh hại là sâu đục thân, sâu ăn lá. Với hai loại bệnh hại này cần chăm chỉ kiểm tra và theo dõi phát hiện sâu bệnh hại để tiến hành xử lý kịp thời những trường hợp bị nhiễm bệnh tránh lây lan sang các cây bên cạnh.
    • Cắt tỉa: cần chú ý cắt tỉa định kì cho cây để tạo độ thông thoáng mới giúp cây khỏe mạnh. Hơn nữa trên cây có nhiều cành bên dưới không có khả năng ra quả cây vẫn phải nuôi thì nên cắt tỉa bỏ tập trung nuôi cành có quả. Cây được cắt tỉa định kì sẽ hấp thu được nhiều ánh sáng và từ đó phát triển tốt nhất.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận