0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Giải pháp lâu dài giúp vườn cây ăn trái thích ứng với hạn mặn

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 3 năm trước 214 lượt xem

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn trái chủ lực của khu vực miền Nam (chiếm khoảng 58% diện tích cây ăn trái toàn miền Nam). Hiện nay, do tác động của biến đổi khi hậu mà tình trạng hạn mặn diễn ra ngày càng gay gắt hơn tại khu vực, ảnh hưởng rấ

    Giải pháp lâu dài giúp vườn cây ăn trái thích ứng với hạn mặn

    Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn trái chủ lực của khu vực miền Nam (chiếm khoảng 58% diện tích cây ăn trái toàn miền Nam). Hiện nay, do tác động của biến đổi khi hậu mà tình trạng hạn mặn diễn ra ngày càng gay gắt hơn tại khu vực, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân, trong đó có các vườn trồng cây ăn trái.

    Tình trạng hạn mặn được dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp và khó lường ở những tháng tiếp theo, và các năm tới. Vậy đâu là giải pháp hữu hiệu giúp những vùng trồng cây ăn trái bị ảnh hưởng ứng phó và thích nghi được với hạn mặn lâu dài. Để làm được điều này, cần có sự chuẩn bị từ đầu.

    1. Các biện pháp cần thực hiện giúp vườn trồng thích ứng với hạn mặn

    1.1 Tưới nước hợp lý trong điều kiện hạn mặn

    Các nhà vườn cần phải thiết lập hệ thống mương vườn có khả năng trữ nước ngọt nhiều, đủ để tưới tiêu vượt qua mùa hạn mặn. Cùng với đó, cần thực hiện các biện pháp tưới nước tiết kiệm, tưới đủ ẩm, không tưới nước dư thừa gây lãng phí nước một cách không cần thiết.

    Khi tưới chỉ tưới tối thiểu giúp cho cây không bị héo và mặt đất không bị khô nứt, kéo dài thời gian giữa các lần tưới, giảm số lần tưới và lượng nước tưới. Nên sử dụng các hệ thống tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước.

    Để đạt hiệu quả tiết kiệm nước tối đa cần tận dụng các nguồn vật liệu hữu cơ như rơm rạ, cỏ lá khô, lục bình,… để che phủ mặt đất và gốc cây, giúp giữ ẩm, hạn chế sự bốc hơi nước nhanh. Đồng thời cần cắt tỉa bớt cành, ngọn để hạn chế thất thoát hơi nước qua lá.

    1.2 Giữ ẩm cho đất

    Để cây trồng chịu được hạn, cây buộc phải có nhiều rễ, đất phải giữ được nước, duy trì độ ẩm tốt, để làm được điều này, đất trồng cần phải được che phủ và có nhiều chất hữu cơ.

    Giữ cỏ trên mặt

    Mặt đất trong vườn trồng luôn phải được che phủ bằng thảm thực vật xanh hoặc các vật liệu che phủ hữu cơ. Bất kể vườn nào cũng vậy, phải giữ cỏ trên mặt, lựa chọn các loại cỏ hữu ích, có bộ rễ ăn cạn, ít cạnh tranh nước với cây trồng chính, vẫn ưu tiên các loại cỏ mọc lên tự nhiên trong vườn.

    Giữ cỏ trong vườn để che phủ mặt đất giúp duy trì độ ẩm tốt, làm giảm sự bốc hơi nước, giảm sự rửa trôi xói mòn. Bộ rễ cỏ còn giúp làm tơi xốp đất, khi tưới, nước thấm vào đất hiệu quả hơn.

    Trồng xen cây bụi

    Bên cạnh đó, trồng xen canh thêm các loại cây bụi, cây ngắn ngày như các loại cây họ đậu ( đậu xanh đen, đậu săng, lạc dại,…), các cây tạo nhiều sinh khối hữu cơ như cỏ sả, cỏ voi, cốt khí, chùm ngây, chuối,… Các cây trồng này vừa giúp che phủ mặt đất để giữ ẩm, bổ sung thêm sinh khối hữu cơ cho đất, làm thức ăn cho các sinh vật đất, nhằm cải thiện cấu trúc đất, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

    Thêm một loại cây cỏ giúp cây trồng chống chịu hạn mặn tốt hơn nên được trồng trong vườn là cỏ Vetiver. Loại cỏ này có khả năng chịu hạn và chịu mặn cực tốt nhờ đặc tính sinh thái đặc biệt và bộ rễ chùm, xốp, dày đặc ăn sâu. Rễ Vetiver ăn sâu vào đất giúp hút được lượng nước ở độ sâu từ 5-6m lên và chùm rễ như một miếng bọt biển sẽ giữ nước lại ở tầng mặt. Vetiver cũng được sử dụng như một hàng rào đê bao để ngăn mặn xâm nhập vào vườn.

    Tăng cường keo đất

    Ngoài ra, cần phải tăng cường độ keo đất bằng cách bón nhiều hữu cơ, bao gồm phân hữu cơ và chất hữu cơ. Vào các giai đoạn thích hợp như bón lót, sau thu, cần bón bổ sung nhiều phân hữu cơ được ủ hoai mục (như phân trâu bò, phân gà trộn cùng rơm rạ,…). Khi bón cuốc xới nhẹ vùng đất xung quanh gốc theo vòng tán cây, bỏ phân xới trộn với đất. Phân hữu cơ hoai mục sẽ giúp tăng độ phì, độ tơi xốp đất, tạo ra các khe hở nhỏ giúp giữ nước, giữ ẩm rất tốt.

    Thêm vào đó là các chất hữu cơ như rơm rạ, mùn tro trấu, xác bã động thực vật thực vật hay cây phân xanh. Các chất hữu cơ này được phủ trên mặt đất, phân hủy theo thời gian sẽ làm tăng độ mùn cho đất, giữ ẩm, hạn chế sự thoát hơi nước và làm mát rễ và còn là môi trường để sinh vật đất hoạt động phát triển.

    Bằng các biện pháp trên, mặt đất trồng sẽ luôn luôn giữ được độ ẩm, lượng nước tưới vào sẽ được hấp thụ và giữ lại tốt đa. Nên khi gặp tình trạng khô hạn mặn, cây trồng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

    1.3 Bổ sung các chủng nấm có lợi

    Để cây trồng khỏe mạnh chống chịu tốt hơn, trước mùa hạn mặn bà con nên bổ sung các chủng nấm có lợi như:

    • Saccharomyces, Actinomycetes spp kết hợp cùng Acid humic để kích thích bộ rễ khỏe mạnh, hấp thụ nước và dinh dưỡng tốt hơn,
    • Các chủng nấm đối kháng: Chaetomium, Trichoderma, Rhodopseudomonas để tiêu diệt các loại nấm khuẩn trong đất, bảo vệ rễ trước các tác nhân gây hại.
    • Cùng với việc bổ sung phân hữu cơ và chất hữu cơ cho đất nên bổ sung các chủng nấm Trichoderma spp, Bacillus subtilis, sẽ ngầm giúp phân giải chất hữu cơ, cải thiện chất đất và môi trường sống cho vi sinh vật, giúp đất tơi xốp và giữ ẩm tốt hơn.

    Việc bổ sung các chủng nấm có lợi vào đất giúp bảo vệ rễ cây trước sự tấn công của nấm bệnh gây hại trong điều kiện thiếu nước và ngộ độc Na+.

    2. Những lưu ý khi chăm sóc cây trồng vào thời điểm diễn ra hạn mặn

    Không bón phân hóa học: Khi bón phân hóa học trong điều kiện thiếu nước, phân vô cơ sẽ chuyển thành muối, nên đất mặn sẽ càng mặn. Ngoài ra, bón phân vào, lá sẽ phát triển và cây sẽ cần nhiều nước hơn.

    Bón bổ sung phân hữu cơ để tăng khả năng hấp thụ nước và giữ ẩm cho đất. Phân hữu cơ cần được ủ hoai mục và tiêu diệt hết nấm bệnh (nên ủ bằng nấm Trichoderma).

    Bổ sung các chủng nấm có lợi như Actimomycetes spp, Bacillus Subtilis, Saccharomyces cerevisiae. Giúp cải thiện quá trình trao đổi  nước, hút khoáng thông mạch giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Duy trì độ P (lân) liên tục trong đất, giúp quá trình Phosphoryl tạo năng lượng cho cây trồng bị nhiễm mặn chống lại tác động từ mặn. Giúp trung hòa Natri clorua trong đất tạo ra độ PH ổn định hơn.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận