0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Phòng trừ tổng hợp nấm Phytophthora gây hại trên cây sầu riêng

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 3 năm trước 543 lượt xem

Nấm Phytophthora chính là đối tượng gây hại mạnh nhất trên cây sầu riêng. Chúng ký sinh dưới lòng đất và chờ thời cơ để gây hại. Khi có điều kiện thuận lợi chúng phát triển mạnh và gây ra một số bệnh như thối rễ, thối quả, xì mũ, chết ngọn,… đều là những

    Phòng trừ tổng hợp nấm Phytophthora gây hại trên cây sầu riêng

    Nấm Phytophthora chính là đối tượng gây hại mạnh nhất trên cây sầu riêng. Chúng ký sinh dưới lòng đất và chờ thời cơ để gây hại. Khi có điều kiện thuận lợi chúng phát triển mạnh và gây ra một số bệnh như thối rễ, thối quả, xì mũ, chết ngọn,… đều là những bệnh rất nguy hại. Đối với nấm Phytophthora việc phòng trừ tổng hợp là hết sức cần thiết. Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.

    Đối với việc phòng trừ tổng hợp nấm Phytophthora thì việc trồng và canh tác đóng vai trò rất quan trọng. Cây sầu riêng cần trồng với mật độ thích hợp, tạo độ thông thoáng cho vườn cây có ánh sáng chiếu sâu xuống tận gốc. Phân hóa học nên bón cân đối, vừa đủ tránh lạm dụng. Phân chuồng trước khi bón cần được ủ hoai mục bằng nấm đối kháng Trichoderma. Bổ sung thêm Trichoderma chuyên tưới nếu phân chuồng chưa qua xử lý để phòng trừ nấm Phytophthora trong đất gây hại.

    Việc thăm vườn và vệ sinh vườn thường xuyên đóng vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế nấm Phytophthora gây hại. Cần phải thu dọn hết mọi tàn dư trong vườn ra ngoài tiêu hủy để tạo độ thông thoáng. Cắt tỉa các cành nhánh gần mặt đất, vệ sinh làm cỏ vùng gốc tạo thông thoáng. Trước mùa mưa nên sử dụng nấm đối kháng tưới đều phần đất xung quanh tán cây để tiêu diệt các bào tử nấm Phytophthora có trong đất. Bước vào mùa mưa đất đai ẩm ướt nấm bệnh sẽ sinh khối rất mạnh nên rất khó cho việc phòng chống và diệt trừ nên bà con cần lưu ý.

    Những dấu hiệu nhận biết nấm Phytophthora gây hại:

    • Thối rễ: Rễ non bị thối có mầu nâu đen, rễ chết dần làm cây phát triển chậm. Nấm lây lan từ rễ dần lên phần thân phía trên làm chảy nhựa thân. Bộ lá chuyển màu vàng, cây không phát triển và chết dần.
    • Trên lá: Ban đầu trên lá xuất hiện những đốm đen sau đó lây lan rất nhanh làm cho lá chuyển màu vàng. Tiếp đó sẽ thành màu nâu và rụng.
    • Trên thân, cành: Nấm làm chảy nhựa trên bề mặt vỏ thân, vết bệnh ướt và nhựa có mầu nâu. Vỏ thân và gỗ bên dưới bị chuyển sang mầu hồng nhạt, có bớt tím, viền gợn sóng, bệnh lan dần vào bó mạch. Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra lấy phần gỗ có mầu nâu sẫm dọc theo thân, cành. Cây bị bệnh nặng không phát triển và chết dần.
    • Trên quả: Vết bệnh khởi đầu là một vài chấm nhỏ mầu nâu đen ở cuống quả trở xuống xung quanh quả. Vết bệnh phát triển thành hình tròn loang lổ và có mầu nâu trên vỏ quả. Khi quả già vết bệnh nứt ra và phần thịt quả bên trong bị thối. Có rất nhiều sợi nấm mầu trắng trên vết bệnh và làm quả sầu riêng rụng trước khi chín.

    Phương pháp đặc trị một số bệnh do nấm Phytophthora trên cây sầu riêng:

    Trên rễ: Trường hợp nấm Phytophthora xâm nhập gây thối rễ lâu ngày sẽ trở thành bệnh vàng lá thối rễ. Sử dụng nấm đối kháng kết hợp với các loại nấm men kích rễ để giúp cây phục hồi.

    Trên lá, quả: Đối với bệnh thối quả, héo rũ, chết ngọn trên cây sầu riêng chúng ta sử dụng nấm đối kháng kết hợp với đồng sunfat để diệt trừ. Công thức này vừa xử lý nhanh, phòng bệnh lâu dài hơn, và đặc biệt là giúp cân bằng được lại hệ sinh thái vườn,…

    Đối với bệnh nứt thân xì mũ trên thân: chúng ta cần lau sạch vết bệnh, sau đó dùng bộ đôi sản phẩm trên pha với tỉ lệ đậm đặc 1:1 quét trực tiếp lên trên vết bệnh liên tục 3 – 4 ngày vết bệnh sẽ khô.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận