0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Suy thoái đất và những hậu quả của nó

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 3 năm trước 1659 lượt xem

Đất bị suy thoái là những loại đất do những nguyên nhân tác động nhất định theo thời gian đã và đang mất đi những đặc tính, tính chất vốn có ban đầu, trở thành các loại đất mang đặc tính và tính chất không có lợi cho sinh trưởng và phát triển của các loại

    Suy thoái đất và những hậu quả của nó

    Khái niệm

    Đất bị suy thoái là những loại đất do những nguyên nhân tác động nhất định theo thời gian đã và đang mất đi những đặc tính, tính chất vốn có ban đầu, trở thành các loại đất mang đặc tính và tính chất không có lợi cho sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng nông lâm nghiệp. Suy thoái đất đang là nỗi lo của hàng ngàn nông dân.

    Biểu hiện của suy thoái đất

    Lớp đất mặt bị rửa trôi, đóng váng

    Lớp đất mặt là lớp đất tốt chứa nhiều chất hữu cơ và dưỡng chất để cung cấp cho cây trồng. Do đó nếu không được bảo vệ thì chúng sẽ bị rửa trôi đi lâu dần trở nên kém màu mỡ, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

    Đóng váng là một dạng của suy thoái, chúng làm kết dính các hạt mịn của bề mặt đất, hạn chế sự di chuyển của nước và không khí. Váng được tạo nên bởi sự phá vỡ những đơn vị cấu trúc bởi nước chảy, giọt mưa. Váng đóng làm những hạt đất riêng lẻ lấp đầy những lỗ hỏng gần bề mặt, ngăn cản sự thấm nước làm cho cây trồng bị thiếu nước nghiêm trọng vào mùa nắng, cây dễ bị cháy lá, khô cành làm giảm năng suất.

    Đất bị nén dẽ

    Nén dẽ cũng là một dạng suy thoái đất. Nén dẽ làm chậm sự thấm nước có thể dẫn đến sự chảy tràn và xói mòn, làm chậm khuếch tán khí gây tăng nồng độ CO2 trong không khí của đất, dẫn đến ngập úng nước. Những chân đất bị nén dẽ làm suy giảm sự phát triển hệ thống rễ, rễ hoạt động yếu kém, các vi sinh vật có hại ngày càng nhiều, xâm nhập gây nên các bệnh về rễ.

    pH đất thấp

    khi pH đất giảm dần xuống dưới ngưỡng thích hợp với cây trồng chứng tỏ đất đang suy thoái. Độ pH đất có ảnh hưởng lớn đến mức độ hấp thu dinh dưỡng của hệ thống rễ. pH thấp (từ 4-5), tức đất chua khả năng hấp thu N.P.K xuống rất thấp, gây lãng phí phân bón.

    Bên cạnh đó pH thấp sẽ hạn chế vi sinh vật có ích sống trong đất, gia tăng vi sinh vật có hại làm mất cân bằng hệ sinh thái đất. Ngoài ra, khi pH đất thấp sẽ sinh ra một số Fe, Al ở trạng thái di động và trở thành chất độc cho cây còn làm kết tủa phốt pho làm cho cây thiếu lân, gây ra hiện tượng thiếu N và một số dưỡng chất vi lượng như Zn, Mn làm cho cây trồng luôn thiếu dinh dưỡng, rễ bị bó không phát triển.

    Vi sinh vật gây hại trong đất gia tăng

    Vi sinh vật đất là một trong những thành phần quan trọng tạo nên sức sống của đất trồng. Trong đất có đồng thời nhóm vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có hại. Chúng hoạt động theo hai phương thức và sống ở hai điều kiện khác nhau. Nhóm có lợi sống chủ yếu bằng hình thức phân giải các xác bã động thực vật với điều kiện đất thoáng và không quá chua. Nhóm vsv có hại sống chủ yếu bằng hình thức ký sinh với điều kiện đất chua và cả trong môi trường yếm khí. Khi vsv có hại trong đất gia tăng đồng nghĩa với việc đất đang trên đà thoái hóa.

    Hậu quả của suy thoái đất

    Suy thoái đất dẫn đến một loạt các hậu quả, ảnh hưởng đến cấu trúc, thành phần và năng suất canh tác của đất.

    Đầu tiên là sự mất các ion và chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng chẳng hạn như natri, kali, canxi, magiê,…

    Độ phì nhiêu của đất giảm do hàm lượng chất hữu cơ giảm. Bên cạnh đó cũng làm giảm lượng sinh vật sống trong đất.

    Sự mất cấu trúc của đất và sự phân tán của các hạt bởi các giọt nước trên đất trống gây nén dẽ đất, gây cản trở sự xâm nhập của nước, không khí, dễ gây ngập úng nước. Khiến cây trồng phát triển chậm, dễ mắc các loại bệnh ở rễ, tuyến trùng.

    Ngoài ra đất bị xói mòn, gia tăng dòng chảy, rửa trôi các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ khiến đất trở nên nghèo kiệt, rắn, chua, độ bão hòa Bazo thấp. Khi đất không còn tơi xốp, thì khả năng giữ nước, giữ ẩm và chất dinh dưỡng của đất bị giảm. Đất trở nên khô cằn, bạc màu ảnh hưởng rất lớn sức sản xuất, năng suất và chất lượng cây trồng giảm.

    Đất bị mất đi lớp che phủ thực vật, trơ ra các hạt thô, lớp đất dưới bị bí chặt, làm cho hệ thống rễ bị ảnh hưởng. Rễ nổi lên trên mặt, không bám giữ được sâu trong đất, dễ đổ cây.

    Suy thoái đất còn ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, nước bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận