0868.979.156

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Từ 2 đến 5 ngày

Kỹ thuật nuôi dế

Shop Vật Tư Nông Nghiệp 3 năm trước 235 lượt xem

Sinh trưởng, phát dục: Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển dế ta trải qua 4 lần lột xác. Sau mỗi lần lột xác dế ta lớn nhanh hơn. Từ lúc nở ra cho đến khoảng 45 ngày tuổi là đã có thể xuất bán. Từ ngày thứ 45 trở đi dế phát triển cánh. Hai tháng

    Sinh trưởng, phát dục: Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển dế ta trải qua 4 lần lột xác. Sau mỗi lần lột xác dế ta lớn nhanh hơn. Từ lúc nở ra cho đến khoảng 45 ngày tuổi là đã có thể xuất bán. Từ ngày thứ 45 trở đi dế phát triển cánh. Hai tháng tuổi dế đã thành thục sinh dục và có thể ghép đôi giao phối cho sinh sản. Với chiều dài cơ thể khoảng 2cm, nặng khoảng 800-1.000 con/kg.

    Sinh sản: 60 ngày tuổi dế đã trưởng thành và bắt đầu sinh sản. Thời kỳ sinh sản của dế ta diễn ra quanh năm. Khi trưởng thành chúng cất tiếng gáy “tè tè” rất êm tai để mời gọi bạn tình. Dế mái có biểu hiện động dục (thích gần dế đực) trước lúc đẻ khoảng 15 ngày. Khi đẻ dế mái tìm đến những chỗ đất tơi xốp và ẩm để đẻ trứng, mỗi lần đẻ vài trăm trứng. Dế mới nở có màu đen, một tháng tuổi mới thể hiện màu đặc trưng của dế, hai tháng tuổi thì dế ta đã trưởng thành.

    Cách chọn dế giống và ấp trứng

    – Dế đực cánh màu nâu pha đen, không bóng mượt, bụng nhỏ hơn, không có máng đẻ trứng. Dế đực kêu để ve vãn con cái.

    Dế cái cánh màu đen, bóng mượt, bụng to hơn, có máng đẻ trứng ở phần đuôi, giống cái kim khâu quần áo dể dế cái cắm xuống đất đẻ trứng. Dế cái không kêu được.

    Cách chọn dế giống là chọn dế to, khỏe, đầy đủ râu, cánh, chân. Ghép theo tỷ lệ 1 đực với 2 cái. Tùy thuộc hình thức nuôi để các bạn quyết định số lượng dế giống, trong một chậu các bạn để 1 khay nước cho dế uống, 1 khay đất cho dế đẻ, 2 khay đựng thức ăn, 3 cái dế cho dế mèn đậu, trèo leo.

    Sau khi dế mọc cánh các bạn chọn và ghép giống.Thường 2 – 3 ngày sau dế cái sẽ bắt đầu đẻ trứng, khi đó các bạn cho khay đất ẩm vào cho dế đẻ. Những ngày đầu tỷ lệ nở của trứng ít hơn do không phải tất cả trứng đều được thụ tinh 100%.

    Dế đẻ liên tục đến khi rạc thì chết thường từ 20 đến 30 ngày. Sau khi lấy khay trứng ra xịt nước cho ẩm, sau đó cho vào trong thùng ấp, xếp các khay trứng chồng nên nhau, dùng khăn ẩm để phủ nên.

    Nhiệt độ cần cho trứng nở khoảng 24 – 25 độ C. Hàng ngày xịt nước để giữ độ ẩm và nhiệt độ, xịt ngày 2 lần vào mùa hè, 1 lần vào mùa đông, không xịt quá nhiều nước nếu không trứng sẽ dễ bị ung. Sau 9 – 12 ngày dế sẽ nở, các bạn nên ghi nhớ thời gian, hoặc quan sát trứng, để cho khay trứng ra chậu nuôi kịp thời. Trứng nở sau 4 – 5 ngày là hết, bỏ khay đó ra ngoài vét hết đất và tiếp tục cho dế đẻ lần sau. Thường để 2 – 3 khay trứng vào một chậu nuôi như thế vừa đảm bảo mật độ vừa tạo đồng đều cho dế mèn. Không nên để khay trứng đẻ của 2 – 3 ngày khác nhau vào cùng một chậu, như vậy khi dế nở sẽ có con to, con nhỏ không đồng đều.

    Vóc dáng: Dế ta có kích thước trung bình với chiều dài cơ thể khoảng 2cm. Dế ta có 3 màu đặc trưng như: đen huyền, đỏ hoe và vàng nghệ.

    Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Trong tự nhiên, dế ta sinh trưởng, phát triển và sinh sản quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa. Dế ta có bản tính hung hăng, nhưng lại thích sống theo bầy đàn, môi trường sống rất đơn giản, không cầu kỳ, có thể ở hang hay trong những đám cỏ khô… nên có thể tổ chức chăn nuôi công nghiệp, nhưng phải đảm bảo chuồng trại nuôi dế tương tự như môi trường thiên nhiên hoang dã. Môi trường sống tự nhiên, dế sẽ ít dịch bệnh, ít tốn công chăm sóc. Dế leo trèo rất giỏi và có thể nhảy xa chừng nửa mét. Đặc biệt, tối đến dế có thể bay xa hàng mét…

    Tuổi thọ: Tuổi thọ của các loại dế khác nhau. Tuổi thọ của dế ta trung bình là 4 tháng.

    Thức ăn: Chủ yếu là rau, cỏ, củ, quả, trái cây, mầm cây, côn trùng nhỏ và bột ngũ cốc các loại… Dế ít uống nước, nhưng phải thường xuyên có đủ nước sạch và mát cho dế uống tự do.

    Kỹ thuật nuôi

    Dụng cụ nuôi và hình thức nuôi là khâu quan trọng trong quá trình chăn nuôi dế. Nó không chỉ liên quan đến kinh phí đầu tư trong chăn nuôi mà còn ảnh hưởng đến sản lượng cũng như mức độ hao hụt của dế.

    Nuôi trong chậu nhựa: chậu cao 35 – 40cm, đường kính 40 – 50cm, nuôi bằng chậu đỡ tốn diện tích, phù hợp vì giá cả không quá cao, rất tiện ích.

    Nuôi trong thùng nhựa: dùng loại thùng 60 lít, nên mua loại có nắp đậy sau đó chọc thủng lỗ nhỏ bằng đầu que diêm lên nắp thùng tạo độ thoáng.

    Nuôi trong khay hình chữ nhật và sếp các hộp đè nên nhau để tiết kiệm diện tích phù hợp với nuôi với quy mô lớn. Tuy nhiên đây cũng là hình thức cần đầu tư lớn nhất.

    Nuôi trong thùng xốp, thùng bìa cát tông: tuy nhiên cách nuôi này dế sẽ bò được ra ngoài, cắn thủng trốn thoát dễ gây mất mát.

    Ngoài ra có thể tận dụng các vật liệu khác để nuôi dế như thùng tôn, thùng gỗ, chum, lu, vại. Rơm, giấy là những vật tạo khoảng không cho dế mèn sinh sống leo trèo, lột xác và trốn tránh kẻ thù. Mỗi lấn lột xác dế rất mèm và thường bị đồng loại cắn, ăn vì thế cần tạo nhiều không gian sinh sống cho dế như vậy sẽ tránh được hao hụt trong chăn nuôi. Các loại giấy đã qua sử dụng hoặc giấy báo được vo lại rất hữu ích để nuôi dế, dưới đáy chậu nuôi được lót 1 lớp giấy sẽ dễ dàng hơn cho lần vệ sinh sau, đồng thời đây cũng là thứ để dế mèn gậm nhấm.

    Khay đựng thức ăn: Có thể tận dùng nắp nhựa có sẵn, vỏ hộp sữa chua, các đĩa chấm thức ăn có đường kính từ 4 – 5cm, có vành cao 1cm, hoặc các bạn có thể tự đổ bằng xi măng.

    Khay đựng nước uống: tương tự như khay đựng thức ăn. Cần chú ý dù làm khay đựng thức ăn hay nước uống đều phải làm nhám cả hai mặt để dế mèn có thể leo trèo ăn uống dễ dàng.

    – Đất cho dế đẻ: Thường dùng đất cát, hoặc có thể trộn theo tỷ lệ 2 đất, 1 cát giữ ẩm cho dế đẻ.

    Cách nuôi dế từ mới nở đến 15 ngày tuổi: Để vào chậu dế 2 – 3 khay thức ăn (loại khay nhỏ). Do lúc này dế vẫn còn nhỏ nên không được để khay nước vào mà chỉ cho dế uống nước bằng cách phun vào búi cỏ, hoặc lá rau cho dế ăn. Cũng có thể dùng miếng vải tẩm nước cho dế hút nước.

    Cách nuôi dế từ 15 đến 45 ngày tuổi: Lúc này dế đã lớn thì có thể đặt khay nước vào cho dế uống được mà không sợ dế bị chết đuối nữa. Thường nên để 1 khay nước, 2 khay thức ăn cho dế. Bên cạnh đó phải tạo chỗ đậu cho dế. Nếu mật độ dế quá đông nên tách bớt ra các chậu nuôi khác, chậu nuôi đảm bảo khoảng 1000 con. Ngoài ra, có thể cho thêm các loại lá rau, cỏ cho dế ăn. Cứ mỗi ngày thay nước cho dế một lần, khay thức ăn thì 2 ngày một lần, nếu còn cám nên bỏ đi và thay cám mới. Tùy theo tốc độ dế ăn mà cho ăn phù hợp đảm bảo không lãng phí. Khoảng 5 – 7 ngày nên vệ sinh chậu nuôi một lần.

    Thức ăn cho dế

    Có thể tận dụng nhiều loại thực vật như các loại cỏ, lá rau khoai lang, lá sắn, lá đu đủ, rau muống, cùi dưa hấu, dưa chuột… tất cả các rau, cỏ cho dế ăn đều phải được rửa sạch, không có thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo vệ sinh cho dế ăn. Các loại rau cỏ phải sạch và không nhiễm hóa chất độc hại.

    Ngoài ra có thể cho dế ăn bổ xung các loại cám đã nghiền mịn. Cần đảm bảo dế luôn có nước sạch để uống. Nên dùng bìn xịt hoa phong lan xịt vừa đủ ẩm và đặt một khay nước nhỏ kẻo dế trượt chân té chết vào trong, nếu nuôi với quy mô lớn có thể dùng bình phun nước dung tích lớn cho nhanh. ngày phun 2-3 lần tùy vào thời tiết.

    Phòng và trị bệnh: Với phương châm phòng bệnh là chính, thực hiện tốt chương trình 3 sạch: ở sạch, ăn sạch, uống sạch. Đặc biệt, khi thời tiết hoặc môi trường sống thay đổi, cần phải vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt để tăng cường sức đề kháng, chống stress gây hại cho dế…

    Dế ta thường hay bị một số bệnh, nhất là bệnh đường ruột.

    Bệnh đường ruột:

    – Nguyên nhân: Có thể do mật độ quá cao, chuồng nuôi quá nóng ẩm hoặc chuồng nuôi bị nước đổ vào lẫn phân, thức ăn gây ô nhiễm môi trường hoặc thức ăn bị ôi mốc, nước uống lẫn phân, dơ bẩn, mất vệ sinh…

    – Triệu chứng: Dế đang ăn uống, khỏe mạnh bình thường, đột ngột bỏ ăn chỉ uống nước rồi yếu dần, râu gãy ngang, phân nước trắng đục, 7-10 ngày sau thì dế chết. Bệnh này rất dễ lây lan sang những con ở cùng một xô, rất khó trị.

    – Phòng và trị bệnh: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh là chính bởi khi chúng ta phát hiện ra triệu chứng thì đã muộn. Tốt nhất nên giữ gìn vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, thức ăn, nước uống phải thay rửa hàng ngày…

    Chăm sóc nuôi dưỡng dế đơn giản, ít vốn, ít dịch bệnh, dễ thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao, ai cũng có thể nuôi được.

     

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận